Đối thoại “Thi đua không phải là ganh đua”

Thứ 7, 05.12.2020 | 16:26:35
447 lượt xem

Hơn 72 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc đã có biết bao con người, bao tấm gương cao quý nhưng rất đỗi bình dị được vinh danh.

Cách đây hơn 72 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc", mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi như lời hiệu triệu.

Và sau phát động, Người luôn theo sát từng bước đi của phong trào thông qua các chuyến thị sát thực tế, với nhiều bài nói chuyện, hướng dẫn người dân cách thực hành thi đua hiệu quả trong quá trình lao động sản xuất. Phương châm thi đua yêu nước theo Hồ Chủ tịch đó là: “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”, “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, để cùng nhau tiến bộ”.

Cho tới nay, quan điểm "Thi đua không phải là ganh đua" vẫn còn nguyên tính thời sự. Vậy làm thế nào để thi đua là phát huy sáng kiến, cùng nhau tiến bộ, để thu đua không phải ganh đua? Làm thế nào để “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”.  Nội dung này đang được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại trực tiếp trên kênh VOV1 vào lúc 9h sáng nay 5/12 nhân Đại hội thi đua toàn quốc toàn quốc lần thứ X diễn ra từ 9-10/12.

Các vị khách mời tham gia chương trình là Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam; Ông Đỗ Trọng Hùng, Trưởng ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ, tỉnh Thanh Hóa;  Anh hùng lao động Nguyễn Trọng Thái, Tổ trưởng tổ sản xuất, Công trường kiến thiết cơ bản 1, Công ty cổ phần Than Hà Lầm, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam./.


PV/VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/doi-thoai-thi-dua-khong-phai-la-ganh-dua-822073.vov

  • Từ khóa