Tàu Nhổn - ga Hà Nội bắt đầu chạy “không tải”, tháng 4/2021 sẽ chở khách?

Thứ 5, 22.10.2020 | 14:28:53
691 lượt xem

Đoàn tàu đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã được đưa về Depot Nhổn để lắp ráp và chạy thử, tháng 4/2021 bắt đầu khai thác, vận hành thương mại đoạn trên cao.

Ngày 20/10, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đạt dấu mốc tiến độ mới khi tiếp nhận đoàn tàu đầu tiên để đưa vào lắp ráp, thử nghiệm. Đoàn tàu đầu tiên từ Pháp sau nhiều ngày trên biển đã về đến cảng Hải Phòng, sau đó được xe chuyên dụng “cõng” về Depot Nhổn trước sự háo hức mong đợi của nhiều người dân Thủ đô.

Sáng 20/10, tại Depot Nhổn của tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, nhà thầu dự án hoàn thành việc lắp đặt đoàn tàu đầu tiên lên đường ray và bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Sáng 20/10, tại Depot Nhổn của tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, nhà thầu dự án hoàn thành việc lắp đặt đoàn tàu đầu tiên lên đường ray và bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội tháng 4/2021 bắt đầu khai thác, vận hành thương mại đoạn trên cao dài 8,5 km, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học GTVT.

Còn lại 4km đi ngầm sẽ khai thác vào cuối năm 2022. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị này được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn trong giao thông đô thị ở khu vực phía tây Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người đang nghi ngờ về mốc thời gian vận hành. Vì theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Metro này vẫn có quá nhiều việc phải làm.

Tàu được thiết kế tại Pháp theo tiêu chuẩn châu Âu, phù hợp với người Việt

Sáng 20/10, tại Depot Nhổn của tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, nhà thầu dự án hoàn thành việc lắp đặt đoàn tàu đầu tiên lên đường ray và bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Đây là đoàn tàu đầu tiên trong số 10 đoàn tàu được chế tạo theo quy mô đầu tư của dự án, 9 đoàn còn lại đang được chế tạo tại Pháp và từ đầu năm 2021 bắt đầu đưa về dự án.

“Do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến quá trình thiết kế và sản xuất đoàn tàu của dự án, song nhờ sự nỗ lực của chuyên gia, ủng hộ của các sở ngành liên quan và nhà tài trợ vốn, MRB đã đảm bảo đưa đoàn tàu đầu tiên về sớm hơn một tuần so với dự kiến”, ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng ban MRB cho biết.

Sau đó đoàn tàu được cẩu, lắp đặt lên đường ray và bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Sau đó đoàn tàu được cẩu, lắp đặt lên đường ray và bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Theo thiết kế, đoàn tàu có tổng chiều 80m, khả năng chuyên chở 944 - 1.124 người, với mật độ khoảng từ 6,6 - 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35km/h, tốc độ thiết kế 80km/h, vận hành trên khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm.

Theo MRB Hà Nội, đoàn tàu là một trong những sản phẩm hiện đại nhất của Tập đoàn Alstom (Pháp), trang bị đầy đủ các tiện nghi như: Điều hòa không khí, thông gió, hệ thống phát thanh hành khách, hệ thống camera, hệ thống phát hiện cháy và khói độc lập, đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm...

“Đặc biệt, tàu sử dụng giải pháp tín hiệu điều khiển tàu CBTC (Communication-Based Train Control) có tên URBALIS, là giải pháp tiên tiến nhất của Alstom với các ưu điểm như: Cấu trúc hệ thống điều khiển linh hoạt, tối ưu hóa độ an toàn, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho hành khách không bị gián đoạn”, đại diện MRB thông tin.

Cũng theo ông Nguyễn Cao Minh, tàu điện tuyến Nhổn - ga Hà Nội được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu và phù hợp với người Việt. Chẳng hạn, sàn tàu được làm thấp để tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Ngoài ra, trên tàu còn có những khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế dành cho người già, phụ nữ và trẻ em.

Trước đó, cuối tháng 8/2020, dự án đã thử nghiệm đóng điện không tải từ trạm Mỹ Đình đến ga S5 Lê Đức Thọ. Đây cũng là dấu mốc quan trọng để cấp điện cho toàn bộ dự án. MRB cho biết, đến hết tháng 9/2020, toàn dự án đạt gần 65% tiến độ, riêng tiến độ thi công và lắp đặt thiết bị đoạn trên cao đạt xấp xỉ 80%.

Nghi ngờ về mốc thời gian vận hành?

Theo tiến độ điều chỉnh mới nhất được UBND TP Hà Nội phê duyệt, tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành trước đoạn 8,5km trên cao vào tháng 4/2021 và 4km ngầm còn lại vào cuối năm 2022.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến phải đến nửa cuối năm 2021 mới có thể khai thác thương mại đoạn trên cao, từ Nhổn - ga S8 (Đại học GTVT, Cầu Giấy).

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến phải đến nửa cuối năm 2021 mới có thể khai thác thương mại đoạn trên cao, từ Nhổn - ga S8 (Đại học GTVT, Cầu Giấy).

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Cao Minh, dự kiến phải đến nửa cuối năm 2021 mới có thể khai thác thương mại đoạn trên cao, từ Nhổn - ga S8 (Đại học GTVT, Cầu Giấy).

“Việc lùi tiến độ so với dự kiến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng do còn rất nhiều công việc khác cần phải hoàn thành như đào tạo nhân lực, hoàn thành gói thầu lắp đặt thẻ vé, vận hành thử, đánh giá an toàn hệ thống, giấy chứng nhận lái tàu...”, ông Minh nói.

Liên quan đến công tác đào tạo nhân lực, đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội, đơn vị khai thác vận hành) cho biết, việc tuyển dụng 40 nhân lực để cử đi đào tạo lái tàu tuyến Nhổn - ga Hà Nội được triển khai từ tháng 2/2020, phải gia hạn tuyển đến lần thứ 4 (đến 16/10) nhưng đến nay mới cơ bản đủ.

Cụ thể, ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, hiện nay, Công ty Đường sắt Hà Nội đang chuẩn bị nhân sự cho tuyến này, đặc biệt là lái tàu để vận hành trước đoạn trên cao. Trong đó, riêng lái tàu phải đào tạo từ 12 - 16 tháng, qua hai giai đoạn, đây là những nhân lực kỹ thuật cao nên việc đào tạo là lâu nhất.

Theo ông Trường, đoạn tuyến trên cao Nhổn - Ga Hà Nội sẽ cần 36 lái tàu. Để bảo đảm dự phòng, chúng tôi đang tuyển dụng 40 người, với yêu cầu là phải có sức khỏe tốt, thị lực tốt. Đặc biệt, phải biết lái tàu, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý vận hành tàu, có kỹ năng phán đoán và xử lý khẩn cấp đối với các sự cố…

“Hiện chúng tôi bắt đầu tuyển dụng nhân sự để cử đi đào tạo làm lái tàu điện cho dự án, với số lượng là 40 người. Trước mắt mới tuyển dụng để đào tạo lái tàu, các chức danh khác làm công việc trực tiếp phục vụ vận hành hệ thống đường sắt trên chưa có kế hoạch tuyển dụng đào tạo”, đại diện Metro Hà Nội cho biết.

Tương tự, từ tháng 7/2020, bắt đầu tuyển dụng 447 nhân lực để đào tạo nghề các vị trí trực tiếp phục vụ chạy tàu (điều hành chạy tàu, vận hành điện, giám sát an toàn, vận hành ga...), cũng phải gia hạn tuyển dụng nhưng đến nay vẫn chưa đủ.

“Hiện chưa xác định được thời gian khai giảng các lớp đào tạo lái tàu, nhân sự phục vụ chạy tàu. Khoảng cuối năm, Metro Hà Nội bàn giao nhân sự để nhà thầu tiếp nhận, tổ chức đào tạo”, đại diện Metro Hà Nội thông tin.

Trong khi đó, việc đào tạo nhân lực được chia thành 2 giai đoạn chính, gồm đào tạo cơ bản tại cơ sở đào tạo trong nước, trong thời gian 19-153 ngày (5 tháng, tùy theo vị trí công việc) và đào tạo chuyển giao công nghệ (nhà thầu thực hiện), trong đó một số học viên lái tàu và vận hành được đưa sang Pháp để đào tạo (sau đó đào tạo lại cho học viên khác).

Trong khi đó, theo đánh giá của TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia giao thông đô thị, nhà thầu Alstom có kinh nghiệm trong lĩnh vực đường sắt đô thị nên việc thử nghiệm đoàn tàu tại dự án không phải là vấn đề lớn. Các đoàn tàu cũng đã được thử nghiệm tại nhà máy.

“Vấn đề khó nhất hiện nay của dự án Nhổn - ga Hà Nội là đào tạo nhân sự ở các bộ phận trung tâm điều khiển hệ thống (OCC), nhất là nhân sự theo dõi, điều khiển tín hiệu đoàn tàu, tín hiệu đoàn tàu, an toàn và xử lý vấn đề phát sinh. Hệ thống tàu điện có chạy được hay không phụ thuộc vào bộ phận này. Sau khi đào tạo, bộ phận này phải đảm bảo tự vận hành hệ thống khi chuyên gia dự án rút đi”, ông Thủy nói.

Cũng theo TS Nguyễn Xuân Thủy, khi nhân sự trong nước tự vận hành được hệ thống, trường hợp đoàn tàu chưa đủ theo thiết kế vẫn có thể khai thác thương mại./.

Dự án tuyển đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.

Tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4km đi ngầm. Tổng số có 10 đoàn tàu, do tập đoàn Alstom (Pháp) thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn châu Âu, với vật liệu thân vỏ là hợp kim nhôm.

Sau khi đưa đoàn tàu đầu tiên về Depot, MRB sẽ đưa tàu lên nhà ga trên cao S1 để quản lý, trưng bày cho người dân tham quan vào tháng 11/2020. Dự kiến đoàn tàu thứ 2 sẽ được đưa về dự án vào tháng 1/2021 và đoàn tàu cuối cùng vào tháng 6/2021.


Phi Long/VOV.VN 

https://vov.vn/xa-hoi/tau-nhon-ga-ha-noi-bat-dau-chay-khong-tai-thang-42021-se-cho-khach-787823.vov

  • Từ khóa