Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ công nhân, lao động

Thứ 6, 12.05.2023 | 15:01:06
669 lượt xem

Từ tháng 9/2022 đến cuối năm 2022, theo báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương có 1.300 doanh nghiệp tại 50 tỉnh, thành phố gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động với gần 547 nghìn người lao động.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao quà tặng công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Bắc Ninh.

Trong đó, gần 90% tổng số người bị ảnh hưởng bị giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương. Số bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương chiếm 1,28%; 9% trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động. Đáng nói, 75% số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI, tập trung trong ba ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 với mức hỗ trợ từ 700 nghìn đồng tới 3 triệu đồng/người. Mục tiêu hoàn thành chi hỗ trợ trong tháng 5/2023.

Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cho đoàn viên, người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ và Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 với mức hỗ trợ từ 700 nghìn đồng tới 3 triệu đồng/người. Mục tiêu hoàn thành chi hỗ trợ trong tháng 5/2023.

Đến ngày 7/4, các cấp công đoàn đã thẩm định, quyết định hỗ trợ cho hơn 17.680 đoàn viên, người lao động đủ điều kiện với tổng số tiền hỗ trợ là 22,73 tỷ đồng.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của 26 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, đến hết tháng 3/2023, các cấp công đoàn đã nhận hơn 53.600 hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động; đã thẩm định, quyết định hỗ trợ hơn 17.700 trường hợp đủ điều kiện với tổng số tiền hỗ trợ là 22,73 tỷ đồng. Số hồ sơ đang tiếp tục thẩm định là gần 36 nghìn với tổng số tiền dự kiến tiếp tục hỗ trợ gần 56,4 tỷ đồng.

Tổng số đoàn viên, người lao động dự kiến được nhận hỗ trợ là hơn 53.500 người, tổng số tiền dự kiến hỗ trợ gần 80 tỷ đồng. Chỉ còn gần hai tháng nữa là hết thời hạn chi hỗ trợ, trong khi người lao động bị ảnh hưởng việc làm đã kéo dài gần bảy tháng. Đời sống của người lao động càng chồng chất khó khăn.

Bên cạnh đó, thống kê của các cấp công đoàn cho thấy, nhiều đoàn viên công đoàn, người lao động vừa mất việc làm, vừa không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp (về tìm kiếm việc làm, hỗ trợ học nghề, trợ cấp bằng tiền hằng tháng).

Đến hết tháng 3/2023, các cấp công đoàn đã nhận hơn 53.600 hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động; đã thẩm định, quyết định hỗ trợ hơn 17.700 trường hợp đủ điều kiện với tổng số tiền hỗ trợ là 22,73 tỷ đồng. Số hồ sơ đang tiếp tục thẩm định là gần 36 nghìn với tổng số tiền dự kiến tiếp tục hỗ trợ gần 56,4 tỷ đồng.

Do đó, trong chính sách hỗ trợ lần này, tổ chức Công đoàn Việt Nam tập trung hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian thực hiện gói hỗ trợ không còn nhiều, các cấp công đoàn cần tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ, nhằm hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục chủ động nắm bắt đầy đủ, kịp thời tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm giờ làm việc, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động... để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tháng Công nhân năm 2023 đang đến gần, công đoàn các cấp cần tập trung chăm lo các vấn đề người lao động quan tâm, bức xúc, nhất là tham gia giải quyết tình trạng thiếu đơn hàng, thiếu việc làm, giảm thu nhập của người lao động; đề xuất các doanh nghiệp tìm giải pháp bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động một cách bền vững.

Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở cần đẩy mạnh công tác thương lượng với người sử dụng lao động nhằm nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động; phối hợp tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Tuần lễ bán hàng giảm giá cho người lao động”, “Ngày hội văn hóa thể thao công nhân”, “Ngày hội chăm sóc sức khỏe”; tổ chức các chương trình du lịch, nghỉ mát cho công nhân.

Mỗi công đoàn cơ sở đăng ký và triển khai có hiệu quả ít nhất một việc làm cụ thể chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, đồng thời đưa nội dung này vào chấm điểm thi đua cuối năm của các cấp công đoàn.


THÁI SƠN

https://nhandan.vn/day-nhanh-tien-do-ho-tro-cong-nhan-lao-dong-post752250.html

  • Từ khóa