Cuối tuần đổi gió ở Hoàng Su Phì

Thứ 2, 07.09.2020 | 08:45:16
846 lượt xem

Mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì bắt đầu từ tháng 9, hứa hẹn là điểm đến đầy trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì bắt đầu từ tháng 9, hứa hẹn là điểm đến đầy trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Hoàng Su Phì, phía tây Hà Giang – là một trong những điểm đến cho du khách thích khám phá núi non hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang lâu năm. Dưới đây là hành trình khám phá Hoàng Su Phì trong kỳ nghỉ hè vừa qua của anh Tạ Thanh Quang, du khách đến từ Hà Nội. Chi phí cho chuyến đi hai ngày một đêm khoảng 1,5 - 2 triệu đồng một người. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Hoàng Su Phì, phía tây Hà Giang – là một trong những điểm đến cho du khách thích khám phá núi non hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang lâu năm. Dưới đây là hành trình khám phá Hoàng Su Phì trong kỳ nghỉ hè vừa qua của anh Tạ Thanh Quang, du khách đến từ Hà Nội. Chi phí cho chuyến đi hai ngày một đêm khoảng 1,5 - 2 triệu đồng một người. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Đoàn bắt đầu xuất phát từ Nguyễn Văn Cừ đi theo hướng sân bay – Phúc Yên – Vĩnh Phúc chạy thẳng lên Tuyên Quang. Sau khi nghỉ ăn trưa, đoàn tiếp tục di chuyển theo hướng đi Tân Quang - Bắc Quang, cách Hoàng Su phì 60km. Thị trấn Bắc Quang ngập tràn cờ hoa là một hình ảnh để lại ấn tượng rất đặc biệt với mỗi du khách đi ngang qua đây về khí thế hào hùng và lòng tự hào dân tộc, nhất là trong không khi chuẩn bị chào đón 75 năm ngày Quốc Khánh 2/9. Ảnh: Thảo Nguyễn

Khởi hành từ Hà Nội, bạn đi theo hướng sân bay Nội Bài - Phúc Yên - Vĩnh Phúc chạy thẳng lên Tuyên Quang. Từ Hà Nội đến đến Tuyên Quang chủ yếu là đường quốc lộ, dễ đi. Sau năm tiếng di chuyển, đoàn dừng ăn trưa tại Hàm Yên - Tuyên Quang. Gợi ý cho bạn là nhà hàng Cây Sấu.
Sau khi nghỉ ăn trưa, bạn tiếp tục di chuyển theo hướng đi Tân Quang - Bắc Quang, cách Hoàng Su Phì 60 km. Thị trấn Bắc Quang ngập tràn cờ hoa là hình ảnh để lại ấn tượng rất đặc biệt với mỗi du khách khi ngang qua. Ảnh: Thảo Nguyễn

Từ Ngã ba Tân Quang tới thị trấn Hoàng Su Phì còn 2,5 tiếng với nhiều cung đường quanh co như dải lụa, một bên là núi, một bên là vực sâu với tầm nhìn ruộng bậc thang tuyệt đẹp, khó có thể diễn tả bởi một bức ảnh. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Từ Ngã ba Tân Quang tới thị trấn Hoàng Su Phì còn 2,5 tiếng với nhiều cung đường quanh co như dải lụa, một bên là núi, một bên là vực sâu với tầm nhìn ruộng bậc thang tuyệt đẹp, khó có thể diễn tả bởi một bức ảnh. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Từ Ngã ba Tân Quang đi tới thị trấn Hoàng Su Phì còn 2,5 tiếng với nhiều cung đường quanh co như dải lụa, một bên là núi, một bên là vực sâu với tầm nhìn là ruộng bậc thang tuyệt đẹp mà khó có thể diễn tả bởi một bức ảnh nào. Đôi chỗ đường khá xấu, đường chỉ vừa đủ cho xe 7 chỗ. Tuy nhiên mọi thứ xứng đáng khi mà cảnh hai bên đường trong suốt quãng đường dài khúc khuỷu ấy bao phủ bởi mây, núi đồi, đồng ruộng, tiếng suối và tiếng thác nước chảy róc rách. Ảnh:

Đôi chỗ đường khá xấu, hoặc chỉ vừa đủ cho xe 7 chỗ. Tuy nhiên mọi thứ cảm giác như xứng đáng khi cảnh hai bên đường trong suốt quãng đường dài khúc khuỷu ấy bao phủ bởi mây, núi đồi, đồng ruộng, tiếng suối và tiếng thác nước chảy róc rách. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Điểm đích của chuyến đi là Bản Phùng – một bản sát với biên giới, cách trung tâm thị trấn Vinh Quang của Hoàng Su Phì 30 km. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Điểm đích của chuyến đi là Bản Phùng – một bản sát với biên giới, cách trung tâm thị trấn Vinh Quang của Hoàng Su Phì 30 km. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Bản Phùng có độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, chủ yếu đều người La Chí sinh sống, tạo nên nét đặc sắc về văn hóa, cảnh quan rất riêng. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Bản Phùng có độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, chủ yếu đều người La Chí sinh sống, tạo nên nét đặc sắc về văn hóa, cảnh quan rất riêng. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Những ngôi nhà điểm xuyết giữa những cánh ruộng bậc thang, đó là vẻ đẹp mà ai tới đây cũng thốt lên: Ô, A vì ít đâu có được. Ảnh: Đặng Thị Thanh Thúy

Những ngôi nhà điểm xuyết giữa những cánh ruộng bậc thang, đó là vẻ đẹp mà ai tới đây cũng thốt lên: "Ô", "A" vì "ít đâu có được". Ảnh: Đặng Thị Thanh Thúy

Homestay Chí Tài 3 tại Bản Phùng là một trong những homestay đẹp và có tầm nhìn thẳng xuống thung lũng bậc thang đẹp nhất ở đây. Địa chỉ lưu trú này được nhiều nhiếp ảnh gia chọn nghỉ lại để tiện săn ảnh. Chi phí cho bữa tối, bữa sáng và ngủ đêm tại homestay dao động khoảng từ 300.000 – 350.000 đồng một khách. Ảnh: Booking

Homestay Chí Tài 3 tại Bản Phùng là một trong những homestay đẹp và có tầm nhìn thẳng xuống thung lũng bậc thang đẹp nhất ở đây. Địa chỉ lưu trú này được nhiều nhiếp ảnh gia chọn nghỉ lại để tiện săn ảnh. Chi phí cho bữa tối, bữa sáng và ngủ đêm tại homestay dao động khoảng từ 300.000 – 350.000 đồng một khách. Ảnh: Booking

Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức bữa cơm tối thân mật cùng với đại gia đình chủ homestay là anh Hiếu. Gia đình anh có hai vợ chồng và 3 con nhỏ. Ảnh bữa cơm tối với những món đặc trưng vùng cao: gà nướng, vịt luộc, mướp đắng xào nấm, cá nướng,... Chủ nhà tại đây rất nồng hậu và hiếu khách. Cảnh đẹp, con người đầy tình cảm là trong những lý do mà Hà Giang luôn là một điểm đến thu hút khách bậc nhất.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức bữa cơm tối thân mật cùng với đại gia đình chủ homestay là anh Hiếu. Gia đình anh có vợ chồng và 3 con nhỏ. Ảnh bữa cơm tối với những món đặc trưng vùng cao: gà nướng, vịt luộc, mướp đắng xào nấm, cá nướng... Chủ nhà nồng hậu và hiếu khách. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Ngày hôm sau theo hướng di chuyển đi thị trấn Cốc Pài khoảng gần 2 tiếng (36 km), bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm chợ phiên Cốc Pài (hay còn gọi là chợ Xín Mần) được họp vào chủ nhật hàng tuần. Chợ phiên Cốc Pài là một trong những chợ phiên lớn, đặc sắc, là nơi hội họp, trao đổi của các dân tộc Mông, Nùng, La Chí tạo nên màu sắc đặc trưng của một phiên chợ vùng cao. Ảnh: Tạ Thanh Quang

Ngày hôm sau theo hướng di chuyển đi thị trấn Cốc Pài khoảng gần 2 tiếng (36 km), bạn có cơ hội trải nghiệm chợ phiên Cốc Pài (hay còn gọi là chợ Xín Mần) được họp vào chủ Nhật hàng tuần. Chợ phiên Cốc Pài là một trong những chợ phiên lớn, đặc sắc, là nơi hội họp, trao đổi của các dân tộc Mông, Nùng, La Chí tạo nên màu sắc đặc trưng của một phiên chợ vùng cao. Ảnh: Tạ Thanh Quang


Thảo Nguyễn/vnexpress.net

https://vnexpress.net/cuoi-tuan-doi-gio-o-hoang-su-phi-4157529.html

  • Từ khóa