Các món bánh Việt luôn đi đôi

Thứ 3, 18.02.2020 | 14:14:35
1,158 lượt xem

Ngoài bánh chưng - bánh dày, các bộ đôi bánh bò - bánh tiêu, bánh cam - bánh còng vẫn được bán như thức quà vặt thường ngày.

Ngoài bánh chưng - bánh dày, các bộ đôi bánh bò - bánh tiêu, bánh cam - bánh còng vẫn được bán như thức quà vặt thường ngày.

Bánh chưng, bánh dày Đây được coi là hai loại bánh lâu đời nhất của Việt Nam, gắn với truyền thuyết cúng trời đất của người Việt từ xa xưa. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Chiếc bánh chưng truyền thống là bánh mặn, có nguyên liệu gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói bằng lá dong. Khi cúng hay biếu, người Việt có lệ tặng cả cặp bánh chứ không để lẻ. Ảnh: Thanh Huế.

Bánh chưng, bánh dày 

Đây được coi là hai loại bánh lâu đời nhất của Việt Nam, gắn với truyền thuyết cúng trời đất của người Việt từ xa xưa. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. 

Vào dịp Tết Nguyên đán, việc gói, nấu và cúng bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Chiếc bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói bằng lá dong. Khi cúng hay biếu, người Việt thường tặng cả cặp bánh chứ không để lẻ. Ảnh: Thanh Huế.

Bánh dày (còn nói là bánh giầy) có màu trắng tinh khiết làm từ gạo nếp giã mịn, nặn thành miếng tròn đầy đặn. Chiếc bánh mang hình dạng của bầu trời nên thường dùng để tế trời cầu mong thời tiết thuận lợi. Ngày nay, bánh chưng và bánh dày thường chỉ xuất hiện cùng nhau ở lễ Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm). Hiện bánh dày là một thức quà sáng khá phổ biến ở Hà Nội và TP HCM với một miếng giò chả kẹp vào giữa hai tấm bánh. Còn đối với đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc, món bánh trời này vẫn được làm trong các dịp như tết địa phương, thờ cúng việc quan trọng. Ảnh: Phương Lam.

Bánh dày (hoặc bánh giầy) có màu trắng làm từ gạo nếp giã mịn, nặn thành miếng tròn đầy đặn. Chiếc bánh thường dùng để tế trời cầu mong thời tiết thuận lợi.

Ngày nay, bánh chưng và bánh dày thường chỉ xuất hiện cùng nhau ở lễ Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm). Còn đối với đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc, món "bánh trời" này vẫn được làm trong dịp tết địa phương, thờ cúng việc quan trọng. Hiện bánh dày là một thức quà sáng khá phổ biến ở Hà Nội và TP HCM với miếng giò chả kẹp vào giữa hai tấm bánh, giá từ 10.000 đồng một phần. Ảnh: Phương Lam.

[Caption] Ảnh: Khương Nha.

Bánh trôi, bánh chay 

Hai thức bánh đều được làm từ bột nếp dẻo, nặn tròn. Bánh trôi có nhân đường phèn, được ve thành viên nhỏ xếp tròn trên đĩa, rồi rắc một ít vừng lên trên. Còn bánh chay có kích thước lớn hơn, nhân đậu xanh, để ngập trong nước đường thơm mùi gừng. Khi ăn, bánh được để nguội lạnh, có vị ngọt thanh.

Trong các bộ đôi bánh Việt, bánh trôi và bánh chay là hai món thường xuất hiện cùng nhau nhất, có mặt trên mâm cúng dịp tết Hàn thực (3/3 âm lịch hàng năm) và là một món quà vặt ngọt phổ biến ở miền Bắc. Trên mâm cúng, mỗi loại bánh bày 3 hoặc 5 bát, con số được coi là chuẩn truyền thống. Ảnh: Khương Nha.

Bánh bò, bánh tiêu Bộ đôi bánh ngọt này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam, quen thuộc với nhiều người qua tiếng rao lanh lảnh Ai bánh bò, bánh tiêu đây từ những xe hàng rong. Hai loại bánh có hình dáng, hương vị, cách chế biến không tương đồng, nhưng thường được bán và ăn cùng nhau. Bánh bò (ảnh) là loại bánh xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men. Bánh thường có dạng tròn nhỏ, mang nhiều màu sắc như trắng nguyên chất, vàng từ đường thốt nốt, xanh từ lá dứa, tím hồng từ lá cẩm...

Bánh bò, bánh tiêu 

Bộ đôi bánh này là món quà vặt phổ biến ở miền Nam, quen thuộc với nhiều người qua tiếng rao lanh lảnh "ai bánh bò, bánh tiêu đây" từ những xe hàng rong. Hai loại bánh có hình dáng, hương vị, cách chế biến không tương đồng, nhưng thường được bán và ăn cùng nhau.

Bánh bò (ảnh) xốp dẻo làm từ bột gạo, nước, đường và men. Bánh thường có dạng tròn nhỏ, mang nhiều màu sắc như trắng nguyên chất, vàng từ đường thốt nốt, xanh từ lá dứa, tím hồng từ lá cẩm... Ảnh: Tâm Linh.

Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ăn ngon nhất khi còn nóng. Trước đây, kẹp bánh bò bên trong bánh tiêu là một cách ăn phổ biến, các gánh hàng rong thường bán hai loại bánh cùng lúc. Hiện cách ăn này đã dần mai một, bánh tiêu thường được bán trên xe quẩy nóng, bánh bò thường bán chung với bánh da lợn, nhưng khi nhắc đến một trong hai thì nhiều người vẫn nhớ tới cái tên còn lại. Ảnh: Út Liên.

Bánh tiêu có thành phần chính từ bột mì, đường, men và được chế biến bằng cách chiên trong chảo dầu nóng. Khi chín, bánh vàng ruộm và phồng to, để ráo dầu ăn vừa mềm bên trong vừa giòn vỏ ngoài, ngon nhất khi còn nóng. Đây là món vặt được nhiều người chuộng ăn vì dễ ăn và giá 1.000 - 3.000 đồng một cái.

Trước đây, các gánh hàng rong thường bán hai loại bánh cùng lúc với cách ăn phổ biến là kẹp bánh bò bên trong bánh tiêu. Hiện cách ăn này đã dần mai một, bánh tiêu thường được bán trên xe quẩy nóng, bánh bò thường bán chung với bánh da lợn, nhưng khi nhắc đến một trong hai thì nhiều người vẫn nhớ tới cái tên còn lại. Ảnh: Út Liên.

Bánh cam, bánh còng Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, chắc hẳn nhiều người vẫn nhớ hình ảnh những người bán rong đội trên đầu một rổ hay mâm chất đầy bánh màu óng ả đi rao len lỏi tận từng con hẻm. Bánh cam và bánh còng là thứ quà ngọt bình dân hiện vẫn được bán nhiều trên đường phố TP HCM, khoảng 5.000 đồng là được ba cái bánh. Hai loại bánh đều được làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên cho đến khi có màu vàng nâu ngả cam, sau đó phủ một lớp mè và đường lỏng cho bóng bẩy, ngọt lịm. Tên gọi bánh cam xuất phát từ hình dáng tròn như trái cam, chính là bánh rán của miền Bắc, có nhân đậu xanh. Còn bánh còng cũng như vậy, chỉ không có nhân. Ảnh: huongdanlambanh.

Bánh cam, bánh còng 

Đối với nhiều người ở miền Tây Nam Bộ, hình ảnh những người bán rong đội trên đầu một rổ hay mâm chất đầy bánh màu óng đi rao len lỏi tận từng con hẻm đã trở nên quen thuộc. Bánh cam và bánh còng là thứ quà ngọt bình dân hiện vẫn được bán nhiều trên đường phố TP HCM, khoảng 5.000 đồng ba cái.

Hai loại bánh đều làm từ bột gạo và bột nếp rồi rán phồng lên cho đến khi có màu vàng nâu ngả cam, sau đó phủ một lớp mè và đường lỏng cho bóng, ngọt. Tên gọi bánh cam xuất phát từ hình dáng tròn như trái cam, chính là bánh rán của miền Bắc, có nhân đậu xanh. Còn bánh còng tương tự, chỉ không có nhân. Ảnh: huongdanlambanh.


Tâm Linh/vnexpress.net

https://vnexpress.net/du-lich/cac-mon-banh-viet-luon-di-doi-4054205.html

  • Từ khóa