Ngô không chỉ là một thực phẩm ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe.
Theo Aboluowang, ngô là một loại ngũ cốc phổ biến, không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Ngô được xem là "thực phẩm trường thọ" và "thực phẩm vàng", ngô có thể được chế biến đa dạng như hấp, xào, hoặc hầm trong súp.
Ngô được xem là "thực phẩm trường thọ" (Ảnh: Getty).
Dưới đây là những gì bạn có thể tìm thấy trong một bắp ngô cỡ trung bình:
• 88 calo
• 4g chất béo
• 15mg natri
• 275mg kali
• 19g carbohydrate
• 2g chất xơ
• 4g đường
• 3g protein
Lợi ích sức khỏe của việc ăn ngô thường xuyên:
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân
Ngô chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cảm giác no và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Hơn nữa, ngô có lượng calo thấp, là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, những người có chức năng tiêu hóa kém hoặc dễ bị trào ngược axit nên hạn chế ăn ngô để tránh đầy hơi và khó tiêu.
Cải thiện thị lực
Lutein và zeaxanthin trong ngô là hai chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Bổ sung đủ lutein và zeaxanthin qua việc ăn ngô có thể duy trì sức khỏe của mắt lâu dài.
Kiểm soát đường huyết
Ngô rất giàu niacin, một thành phần của yếu tố dung nạp glucose (GTP), được gọi là "chất kích hoạt insulin". Việc thay thế một số thực phẩm chủ yếu bằng ngô có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bảo vệ tim và mạch máu
Ngô chứa nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit linoleic, chiếm hơn 60%. Axit linoleic giúp ngăn cholesterol lắng đọng trên thành mạch máu, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và các bệnh về tim mạch, mạch máu não như tăng huyết áp.
Phòng chống ung thư
Selen và magie trong ngô có khả năng phòng ngừa ung thư. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào tiền ung thư, trong khi magie ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường chức năng đường ruột và đẩy nhanh quá trình thải chất độc ra khỏi cơ thể.
"Tinh hoa" của ngô hay bị bỏ phí
Phần mầm ngô (màu vàng nhạt) thường bị sót lại khi ăn ngô (Ảnh: Getty).
Khi ăn ngô có thể còn sót lại rất nhiều mầm ngô. Đó là phần màu vàng nhạt ở cuống hạt ngô.
Mầm ngô là phần "tinh túy" chứa nhiều dưỡng chất. Mặc dù chỉ chiếm 11% đến 14% trọng lượng hạt ngô.
Mầm ngô chứa hàm lượng chất béo cao (40-50%), trong đó 84% là axit béo không bão hòa. Các axit oleic và linoleic trong mầm ngô có lợi cho việc hạ huyết áp, thư giãn mạch máu và tăng cường trí não.
Mầm ngô cũng giàu vitamin E, phytosterol, chất xơ, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và giảm táo bón.
Râu ngô
Râu ngô khô và tươi đều có thể dùng đun sôi trong nước thay trà, giúp giảm huyết áp và axit uric cao (Ảnh: Getty).
Râu ngô có thể giúp lợi tiểu, giảm sưng, thanh nhiệt, làm dịu gan và thúc đẩy hoạt động của túi mật. Râu ngô khô và tươi đều có thể dùng đun sôi trong nước thay trà, giúp giảm huyết áp và axit uric cao.
Giá trị dinh dưỡng của các loại ngô
Ngô vàng: Giàu lutein và zeaxanthin, tốt cho mắt.
Ngô trắng: Chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng.
Ngô tím: Giàu anthocyanin, có khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa mạnh.
Ngô không chỉ là một thực phẩm ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe.
Việc bổ sung ngô vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh tật, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và sống lâu.
Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/suc-khoe/2-tinh-hoa-cua-bap-ngo-nhieu-nguoi-viet-bo-phi-20240606093658560.htm