5 nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân ung thư trực tràng cần nhớ

Thứ 4, 28.12.2022 | 15:18:34
743 lượt xem

Với bệnh nhân ung thư trực tràng, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc chiến với bệnh tật.

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,  ung thư trực tràng là bệnh ung thư xảy ra ở trực tràng ( đoạn cuối cùng của ruột già trước khi tới hậu môn).

Đây là một bệnh lý ác tính thường gặp đứng thứ hai trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày. Bệnh có tiến triển chậm với các triệu chứng thường gặp: đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đại tiện phân lẫn máu, mệt mỏi, gầy sút cân…

Với bệnh nhân ung thư trực tràng, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc chiến với bệnh tật.

Theo đó, bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, ngược lại tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị ung thư và chất lượng cuộc sống.

Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và sức khỏe thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh, vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị... và giúp người bệnh hồi phục sau điều trị thành công.

5 nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân ung thư trực tràng cần nhớ - 1

Bữa ăn cho bệnh nhân ung thư trực tràng cần đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng (Ảnh: Alimentarium).

Nhìn chung, bệnh nhân ung thư không đáp ứng đủ được lượng calo hoặc protein đầy đủ. Do đó, đáp ứng nhu cầu calo và protein tối thiểu là điều cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn trên cơ thể.

Bên cạnh đó, theo Bệnh viện K, bệnh nhân nên thiết kế chế độ ăn của mình như sau:

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (6-8 bữa/ngày)

- Uống đủ 40ml nước/kg/ngày.

-  Ăn đủ các chất đạm, béo, tinh bột, vitamin - khoáng chất.

- Chế biến món ăn theo khẩu vị, giai đoạn bệnh

- Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, phô mai, bún, mì, miến, sữa, bột ngũ cốc... Nên tránh ăn cay, mặn, quá chua.

Việc tái khám định kỳ sau điều trị là rất quan trọng, giúp theo dõi sức khỏe tổng thể, đánh giá đáp ứng cũng như tác dụng phụ sau điều trị cho bệnh nhân.

Lịch trình theo dõi có thể bao gồm khám sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm hoặc cả hai. Các bác sĩ cần  theo dõi quá trình hồi phục của bệnh nhân trong những  năm tháng tiếp theo đó.

Lịch trình theo dõi  đặc biệt quan trọng trong 5 năm đầu sau khi điều trị ung thư trực tràng vì đây là lúc nguy cơ tái phát cao nhất.


Minh Nhật/dantri.com.vn

https://dantri.com.vn/suc-khoe/5-nguyen-tac-dinh-duong-benh-nhan-ung-thu-truc-trang-can-nho-20221228084443153.htm

  • Từ khóa