Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị

Chủ nhật, 10.09.2023 | 14:55:15
281 lượt xem

Thực hiện “Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị (GDCT) trong giai đoạn mới”, thời gian qua, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4) đã kết hợp nhiều hình thức, phương pháp trong quá trình GDCT, phát huy tính tích cực của người dạy và người học. Nhờ vậy, kết quả kiểm tra chính trị hàng năm của đơn vị 100% đạt yêu cầu, trong đó hơn 80% khá, giỏi.

Buổi học chính trị bài “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới” của Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206, khi Trung úy Nguyễn Bảo Hưng, Chính trị viên Đại đội đặt câu hỏi “Có quan điểm cho rằng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang? Theo đồng chí quan điểm này đúng hay sai?”. Nhiều cánh tay giơ lên xung phong trả lời. Trung sĩ Nguyễn Đức Hiệp, chiến sĩ Trung đội 1; Binh nhất Quách Văn Trường, chiến sĩ Trung đội 2 được chỉ định phát biểu đều khẳng định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 tổ chức cho bộ đội tham quan Bảo tàng Quân khu 4. 

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị
Giáo dục truyền thống đơn vị cho bộ đội. 

Kết thúc phần trả lời của chiến sĩ, Trung úy Nguyễn Bảo Hưng nhận xét và phân tích làm rõ quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn, nhiệm vụ Quân đội, đơn vị. Không những sử dụng phương pháp hỏi - đáp, nêu, gợi mở vấn đề, Trung úy Nguyễn Bảo Hưng còn kết hợp sử dụng trình chiếu PowerPoint, mô hình, tranh vẽ để minh họa cho nội dung bài giảng. Một số nội dung anh còn sử dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp cho chiến sĩ nắm, hiểu nội dung sâu hơn.

Thượng tá Phan Hồng Đức, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 cho biết: “Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn khuyến khích cán bộ sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nên công tác GDCT của đơn vị thời gian qua không còn khô cứng, kết quả bài giảng hiệu quả hơn, người học luôn tích cực trong tham gia trả lời câu hỏi và giáo viên linh hoạt xử lý được các tình huống trong quá trình giảng bài”. 

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị
 Sử dụng trình chiếu PowerPoint vào giảng bài chính trị cho bộ đội.

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 là đơn vị binh chủng, nên công tác GDCT tiến hành cho nhiều đối tượng, mỗi đối tượng có nhiệm vụ, trình độ, tuổi quân, tuổi đời khác nhau. Do vậy, căn cứ vào đặc điểm từng đối tượng, đội ngũ cán bộ làm công tác GDCT đã kết hợp, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Cụ thể như đối tượng chiến sĩ mới nếu đơn thuần sử dụng phương pháp hỏi - đáp thì chất lượng nắm bài của chiến sĩ sẽ không cao. Bởi, do trình độ của chiến sĩ không đồng đều, nhiều chiến sĩ còn e ngại phát biểu nên khi giáo viên đưa ra chưa mạnh dạn xung phong phát biểu. Vì thế, cùng với việc chia nhỏ vấn đề để hỏi thì cần kết hợp các hình thức, phương pháp trình chiếu PowerPoint, mô hình, tranh vẽ giúp cho chiến sĩ nắm chắc nội dung. Đối với đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có trình độ, nhận thức cao hơn nên quá trình giảng dạy đội ngũ giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp gởi mở, nêu vấn đề và hỏi - đáp, nhằm phát huy tính tích cực của người học.  

Theo Đại úy Đoàn Anh Tuấn, Chính trị viên Tiểu đoàn Tăng 1, để kết hợp được nhiều hình thức, phương pháp vào giảng một bài chính trị đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kỹ, đầu tư nhiều công sức hơn trong việc chuẩn bị. Đồng thời, ngoài khả năng sư phạm, giáo viên còn phải có kiến thức bao quát để dẫn dắt, kết nối nội dung bài giảng, lôi cuốn người học.

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị

Mời Cựu chiến binh giáo dục truyền thống cho bộ đội ở Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206. 

Nhằm nâng cao chất lượng GDCT, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 luôn chú trọng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị. Bằng nhiều cách làm như: Tổ chức bồi dưỡng cách thức chuẩn bị đề cương bài giảng; phương pháp duy trì thảo luận; tổ chức hội thi giảng dạy chính trị; duy trì nghiêm chế độ thông qua giáo án bài giảng hàng tuần... khuyến khích đội ngũ cán bộ tích cực nghiên cứu, tìm tài liệu bổ trợ theo nội dung bài giảng. Ngoài ra, đơn vị còn kết hợp các hình thức giáo dục bổ trợ như tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham quan nhà truyền thống lữ đoàn, các địa chỉ đỏ trên địa bàn; báo công với Bác Hồ ở Khu di tích Kim Liên huyện Nam Đàn; tổ chức diễn đàn thanh niên; thi tìm hiểu…

Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 (Quân khu 4): Đa dạng hình thức, tích cực học tập giáo dục chính trị

 Kết hợp hình thức tọa đàm trong giáo dục chính trị ở Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206.

Chính nhờ kết hợp đa dạng các hình thức, phương pháp nên công tác GDCT ở Lữ đoàn Tăng thiết giáp 206 thay vì diễn thuyết một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò ghi” như trước đây thì nay chuyển thành diễn đàn mà ở đó người học luôn tích cực tham gia ý kiến và đóng vai trò trung tâm. Qua đó, chất lượng GDCT của Lữ đoàn không ngừng nâng lên, góp phần vào thành tích đơn vị nhiều năm liền được các cấp khen thưởng.


Theo qdnd.vn

https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/lu-doan-tang-thiet-giap-206-quan-khu-4-da-dang-hinh-thuc-tich-cuc-hoc-tap-giao-duc-chinh-tri-742080

  • Từ khóa