Những loại "kháng sinh" thần kỳ của thiên nhiên

Thứ 6, 27.11.2020 | 09:20:31
783 lượt xem

Kháng sinh là những chất ngăn sự sinh sôi và trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn. Thực tế, kháng sinh không chỉ là thuốc mà còn có thể là những thảo dược thiên nhiên.

Tỏi: Một nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy công dụng kháng sinh của tỏi còn vượt xa những tác dụng phụ của chúng. Các thành phần trong tỏi có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng tỏi với lượng vừa phải để tránh xuất huyết trong.

Tỏi: Một nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy công dụng kháng sinh của tỏi còn vượt xa những tác dụng phụ của chúng. Các thành phần trong tỏi có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng tỏi với lượng vừa phải để tránh xuất huyết trong.

Mật ong: Mật ong có khả năng diệt khuẩn nhờ có sự sản sinh hydrogen peroxide. Các nghiên cứu còn cho thấy mật ong thậm chí có thể chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Mật ong: Mật ong có khả năng diệt khuẩn nhờ có sự sản sinh hydrogen peroxide. Các nghiên cứu còn cho thấy mật ong thậm chí có thể chống lại các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Một dược: Một dược là một loại nhựa thơm tự nhiên đã được sử dụng từ xa xưa theo nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu đã cho thấy một dược có khả năng chống lại các mầm bệnh như E.coli, khuẩn tụ cầu vàng hay nấm candida. Các hợp chất có trong một được còn có tác dụng gây tê cục bộ, giúp giảm đau nhẹ.

Một dược: Một dược là một loại nhựa thơm tự nhiên đã được sử dụng từ xa xưa theo nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu đã cho thấy một dược có khả năng chống lại các mầm bệnh như E.coli, khuẩn tụ cầu vàng hay nấm candida. Các hợp chất có trong một được còn có tác dụng gây tê cục bộ, giúp giảm đau nhẹ.

Cúc tím: Cúc tím có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Nếu được sử dụng thường xuyên như một hình thức phòng bệnh, cúc tím thậm chí còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nặng như viêm phổi.

Cúc tím: Cúc tím có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Nếu được sử dụng thường xuyên như một hình thức phòng bệnh, cúc tím thậm chí còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nặng như viêm phổi.

Kinh giới cay: Tinh dầu kinh giới cay chứa các chất carvacrol và thymol có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn. Loại thảo dược này còn có khả năng chống nấm.

Kinh giới cay: Tinh dầu kinh giới cay chứa các chất carvacrol và thymol có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn. Loại thảo dược này còn có khả năng chống nấm.

Cỏ xạ hương: Không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực mà cỏ xạ hương còn được biết đến với tính kháng sinh mạnh mẽ. Cỏ xạ hương thậm chí còn có thể giúp thức ăn giữ được lâu hơn. Tinh dầu cỏ xạ hương có thể tiêu diệt khuẩn E.coli, khuẩn cầu tụ và một số loại nấm.

Cỏ xạ hương: Không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực mà cỏ xạ hương còn được biết đến với tính kháng sinh mạnh mẽ. Cỏ xạ hương thậm chí còn có thể giúp thức ăn giữ được lâu hơn. Tinh dầu cỏ xạ hương có thể tiêu diệt khuẩn E.coli, khuẩn cầu tụ và một số loại nấm.

Quế: Quế là một dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng viêm, các vấn đề về đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu. Tinh dầu quế có hiệu quả nhất trong điều trị nôn mửa và tiêu chảy do khuẩn B. cereus và E.coli gây ra.

Quế: Quế là một dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng viêm, các vấn đề về đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu. Tinh dầu quế có hiệu quả nhất trong điều trị nôn mửa và tiêu chảy do khuẩn B. cereus và E.coli gây ra.

Thì là Ai Cập (Cumin): Thì là Ai Cập (Cumin) nổi tiếng với khả năng sát trùng và chống nhiễm khuẩn. Tinh dầu cumin có hiệu quả trong điều trị bệnh do khuẩn B. cereus và S. aureus gây ra, còn tinh dầu hạt cumin thì có khả năng chống nấm.

Thì là Ai Cập (Cumin): Thì là Ai Cập (Cumin) nổi tiếng với khả năng sát trùng và chống nhiễm khuẩn. Tinh dầu cumin có hiệu quả trong điều trị bệnh do khuẩn B. cereus và S. aureus gây ra, còn tinh dầu hạt cumin thì có khả năng chống nấm.

Hương thảo: Hương thảo có tính kháng sinh và kháng khuẩn rất mạnh, thậm chí tính kháng sinh của tinh dầu hương thảo còn vượt qua một số loại thuốc. Tính kháng sinh của tinh dầu hương thảo được xem là mạnh hơn hầu hết các loại tinh dầu thảo dược khác.

Hương thảo: Hương thảo có tính kháng sinh và kháng khuẩn rất mạnh, thậm chí tính kháng sinh của tinh dầu hương thảo còn vượt qua một số loại thuốc. Tính kháng sinh của tinh dầu hương thảo được xem là mạnh hơn hầu hết các loại tinh dầu thảo dược khác.

Gừng: Gừng không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và mỹ phẩm mà còn là một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Bên cạnh khả năng ngăn sự sinh sôi của vi khuẩn, gừng còn có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi của nấm./.

Gừng: Gừng không chỉ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và mỹ phẩm mà còn là một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Bên cạnh khả năng ngăn sự sinh sôi của vi khuẩn, gừng còn có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi của nấm./. 


CTV Ngọc Diệp/VOV.VN 

https://vov.vn/suc-khoe/nhung-loai-khang-sinh-than-ky-cua-thien-nhien-818893.vov

  • Từ khóa