Báo cáo tháng 7/2021 của hãng DKRA Vietnam cho thấy, tỉ lệ tiêu thụ nhà phố, biệt thự tại khu vực phía nam tăng gấp 2,7 lần so với tháng 6/2021. Trong đó phía đông TPHCM với tâm điểm Đồng Nai vẫn tiếp tục là khu vực dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường.
Hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác cuối năm 2025. Ảnh: Novaland |
Bước tiến mạnh mẽ của BĐS Đồng Nai
Theo các chuyên gia, các khu vực có hạ tầng kết nối tốt với trung tâm thành phố được đầu tư mạnh mẽ thời gian qua là trợ lực thúc đẩy phát triển các khu đô thị tích hợp hiện đại với nhiều không gian xanh. "Nhà đầu tư có điều kiện tốt ở TPHCM hiện không còn mặn mà với đất nền. Họ mong muốn tìm sản phẩm có khả năng 'tạo thị', tức sớm hình thành cộng đồng dân cư bền vững trong tương lai, do đó hạ tầng, tiện ích đi kèm rất quan trọng", GS.TS Nguyễn Minh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TPHCM nhận định.
Trong tiến trình mở rộng siêu đô thị TPHCM về phía đông thông qua việc thành lập TP. Thủ Đức và phát triển liên kết vùng, Đồng Nai là địa phương hưởng lợi nhiều nhất nhờ hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm. Sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai khác vào năm 2025, mở ra cơ hội lớn cho TP. Thủ Đức, Biên Hòa, Long Thành và cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Các dự án hạ tầng đáng chú ý khác còn có cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây mở rộng từ 4 làn xe lên 8 làn xe; cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khép kín vành đai 3 hay đề án liên vùng 4 kết nối TP. Thủ Đức với Đồng Nai chỉ bằng 1 cây cầu bắc qua sông…
Giao thông liên vùng TPHCM càng thông suốt khi nút giao 319 đã hoàn thành, cầu Vàm Cái Sứt và Hương Lộ 2 nối cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây đang được gấp rút thi công… Một khi hoàn thành, dự án sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực này về trung tâm TPHCM hay sân bay quốc tế Long Thành chỉ còn 20 phút.
Sở hữu vị trí đắc địa đi cùng hệ tiện ích quy hoạch bài bản, khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City luôn giữ được sức nóng trên thị trường. Ảnh: Novaland |
Hạ tầng phát triển thúc đẩy khu đô thị vệ tinh
Hạ tầng đi trước, kinh tế bùng nổ theo sau. Các dự án hạ tầng trọng điểm sẽ mở ra cánh cửa tăng trưởng kinh tế, tạo sức bật hình thành các khu đô thị và trung tâm kinh tế-giải trí-du lịch sôi động bên sông Đồng Nai. Việc kết nối tốt hơn sẽ thu hút người dân về an cư và kéo theo nhu cầu về bất động sản (BĐS).
Tại khu vực này, các tập đoàn BĐS lớn đã phát triển các đô thị quy mô để đón đầu bùng nổ hạ tầng, đơn cử như Tập đoàn Novaland với khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City. Ở đó, các lợi thế về giá, vị trí kết nối và quy hoạch bài bản trong không gian sống hiện đại giúp Aqua City trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn.
Với quy mô 1.000 ha, vị thế sông xanh bao bọc cùng hệ tiện ích đẳng cấp theo mô hình “All in One” như tổ hợp quảng trường-bến du thuyền đẳng cấp với sức chứa hàng trăm du thuyền neo đậu, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao đa năng, trường học, bệnh viện chuẩn quốc tế..., Aqua City kỳ vọng trở thành một đô thị “trên bến dưới thuyền” sầm uất khi đi vào vận hành năm 2023.
Hơn thế nữa, sở hữu vị trí thuận lợi khi nằm ở giữa trục đường kết nối sân bay quốc tế Long Thành với trung tâm TPHCM, Aqua City không chỉ được xem là nơi an cư lý tưởng mà còn là điểm đến mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí hàng đầu khu vực phía đông Sài Gòn.
Để thực hiện mục tiêu đưa dự án vào vận hành năm 2023, Aqua City vẫn đẩy nhanh tiến độ thi công song song với bảo đảm an toàn phòng dịch cho toàn đội ngũ. Trong đó, hạ tầng nội khu dần hoàn thiện, bám sát điểm rơi của loạt hạ tầng kết nối liên vùng. Ngoài ra, nguồn lực mạnh mẽ từ hệ sinh thái hoàn chỉnh của NovaGroup như Nova Retail, Nova FnB, Nova E&M, Citigym… cũng được chuẩn bị sẵn sàng để thổi bừng sức sống cho đô thị 1.000 ha này.
Theo các chuyên gia, trên toàn cầu, BĐS sinh thái lân cận trung tâm thành phố tiếp tục chứng kiến nguồn cầu mạnh mẽ. Đặc biệt, kể từ khi dịch bùng phát, quan điểm về nhà ở có sự thay đổi rõ rệt khi người mua nhà có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao để sinh sống tại các dự án đô thị quy mô có nhiều không gian xanh, tích hợp đầy đủ tiện ích, phục vụ cho nhu cầu vừa an cư vừa làm việc tại nhà bùng nổ. Các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm thường dành sự quan tâm đến những sản phẩm quy mô lớn từ nhà phát triển uy tín.
"Suy cho cùng các sản phẩm BĐS chất lượng vẫn phải hướng đến phục vụ người mua ở thực trong tương lai. Do đó, lợi nhuận tốt và bền vững hay không cần xét đến khả năng xây dựng cộng đồng của dự án và mức độ quan tâm đến hạ tầng, tiện ích của đơn vị triển khai", ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE TPHCM, nhận định.
Minh Thi/baochinhphu.vn