Nếu theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ hay nhà khoa học trong tương lai, Gen Z nhất định không thể bỏ qua 5 ngành học "hot" nhất hiện nay.
1. Khoa học Dữ liệu
Được tạp chí Harvard Business Review gọi với cái tên là "nghề nghiệp hấp dẫn nhất thế kỷ 21", Khoa học dữ liệu (Data Science) trở thành một trong những nghề thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin hot nhất hiện nay. Đó là khi thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của kỷ nguyên Big Data, nơi dữ liệu làm chủ và có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Khoa học dữ liệu là việc khai thác, quản trị, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp như xây dựng mô hình kinh doanh, quản trị rủi ro, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, Facebook ứng dụng Data Science trong việc nhận diện khuôn mặt người dùng trong các bức ảnh và gợi ý gắn thẻ người đó một cách nhanh nhất, mang lại trải nghiệm thú vị. Với những ý nghĩa mà nó mang lại, Khoa học dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực trong ngành này ngày một cao đồng thời mức lương cho vị trí này cũng cực kỳ hấp dẫn. Theo báo cáo IT năm 2021 của TopDev, mức lương lập trình theo vị trí Data Scientist là 2032 USD/tháng.
Khoa học dữ liệu - ngành học "hot" thời đại 4.0
2. Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện - điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện tử được săn đón hơn bao giờ hết bởi doanh nghiệp kỳ vọng vào những sáng kiến đổi mới, sản phẩm công nghệ đột phá nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất.
Điển hình là trong thời điểm suy thoái kinh tế do đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp hướng tới việc tái cơ cấu bằng cách đưa công nghệ tự động hóa thay thế cho lực lượng sản xuất truyền thống nhằm tiết giảm chi phí đồng thời gia tăng năng suất lao động. Trong đó, Robot đang trở thành "cánh tay đắc lực" cho nhiều ngành sản xuất như Uniqlo vận hành các cánh tay robot phân loại, Amazon thử nghiệm robot giao hàng… Đặc biệt, trong các lĩnh vực khác như y tế, Robot cũng đang phát huy thế mạnh của mình trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng.
Tại Việt Nam, nhiều công ty đã ứng dụng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp từ nhiều năm trở lại đây như Vinamilk đưa vào hoạt động "siêu nhà máy" sản xuất sữa tại Bình Dương với hệ thống sản xuất tự động cùng với robot, Mitsubishi Electric Việt Nam tiên phong trong công nghệ nhà máy thông minh e-F@ctory, Vinfast với chuỗi nhà máy sản xuất ô tô đồng bộ Robot công nghiệp….
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử gia tăng mạnh mẽ trong thời đại 4.0.
Hiện công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là một trong những ngành kỹ thuật "khát" nhân lực. Theo đó, tỷ lệ nhân lực kỹ thuật so với tổng lao động của Việt Nam rơi vào 1%, còn quá thấp so với các nước như Hàn Quốc, Ấn Độ… Để nâng tỷ lệ lên 2%, nước ta cần đào tạo được tối thiểu 70.000 sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm, tăng khoảng 40% so với hiện nay.
3. Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
Công nghệ nano là công nghệ cho phép tác động, điều khiển hình dáng, kích thước, cũng như cấu tạo của vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ bé - kích thước nanomet (1nm = 1 phần tỷ mét). Công nghệ nano hiện cũng đang chiếm sóng trong mọi lĩnh vực từ y tế, công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thời trang may mặc….với những ứng dụng tuyệt vời phục vụ đời sống con người.
Điển hình như robot nano được cấy vào cơ thể người để chữa bệnh, sản phẩm nước rửa tay hay khẩu trang sử dụng công nghệ kháng khuẩn bằng các hạt nano kim loại, công nghệ nano trong thẩm mỹ trẻ hóa làn da, công nghệ kháng khuẩn khử mùi bằng nano bạc có mặt trên một số dòng tủ lạnh…. Với những thành tựu kể trên, Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano dự báo sẽ là ngành đầy triển vọng trong tương lai.
Ứng dụng của ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano ngày càng phong phú trong đời sống.
4. Công nghệ Sinh học - Phát triển thuốc
Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao. Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động.
Công nghệ sinh học tại nước ta cũng đang phát huy thế mạnh trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là trong việc giải trình tự gen của vi-rút SARS-CoV-2, bào chế vaccine, và các loại thuốc điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2.
Môi trường học quốc tế của ngành Công nghệ sinh học - Phát triển thuốc tại USTH.
5. Khoa học và Công nghệ Y khoa
Xã hội ngày càng hiện đại, mối quan tâm về sức khỏe của con người ngày một tăng cao, trong đó việc ứng dụng công nghệ tân tiến vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trở thành xu hướng trong kỷ nguyên 4.0. Đó cũng chính là lý do ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa phát triển mạnh mẽ, trong đó Khoa học Y sinh và Kỹ thuật Y sinh trở thành điểm mũi nhọn. Ứng dụng điển hình của Kỹ thuật y sinh là áp dụng kỹ thuật trong công tác chế tạo, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong môi trường Y tế trong khi Khoa học Y sinh là nghiên cứu về cơ thể sống và sản xuất những sản phẩm nguồn gốc sinh học có tác dụng phòng ngừa và chữa lành bệnh cho con người.
Sinh viên thực hành trên các trang thiết bị hiện đại tại USTH.
Hiện nay, để tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ mới nhất, các bạn trẻ không cần phải du học nước ngoài mà có thể học đại học ngay tại Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Đây là trường đại học có thế mạnh đào tạo cả 5 ngành nói trên nhờ sự hợp tác chặt chẽ với trường đại học, tổ chức nghiên cứu hàng đầu nước Pháp. Các chương trình đại học của Trường được công nhận đạt chuẩn bởi Hội đồng cấp cao đánh giá về nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES), đồng nghĩa với việc bằng cấp và tín chỉ của Trường được công nhận tương đương với các trường đại học Pháp và châu Âu.
Bên cạnh môi trường học quốc tế ngay tại Việt Nam, sinh viên còn có cơ hội thực tập 3-6 tháng tại các trường đại học, phòng thí nghiệm, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao năng lực và kỹ năng của bản thân. Trung bình 60% sinh viên của trường được đi thực tập nước ngoài, tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng có nhiều cơ hội trao đổi học tập tại nhiều trường đại học uy tín tại châu Âu trong khuôn khổ các dự án Erasmus+ hay các thỏa thuận hợp tác song phương do USTH ký kết.
Có kiến thức chuyên môn vững chắc, thành thạo tiếng Anh và có kinh nghiệm thực hành, làm việc phong phú trong môi trường quốc tế trở thành "chìa khóa" vạn năng giúp sinh viên USTH tiếp cận thành công với những cơ hội phát triển học thuật, việc làm trong nước và quốc tế.
Trường Thịnh/dantri.com.vn