Khoảng 78% người hưởng nhận chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM

Thứ 6, 25.10.2024 | 09:22:12
312 lượt xem

Đến nay, đã có khoảng 78% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM. Tỷ lệ này tăng14% so với năm 2023.

Ảnh minh họa: nhandan.vn.


Ngày 24/10, Tổ công tác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về triển khai Đề án 06 tổ chức họp giao ban tháng 10/2024.

Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ tại Đề án 06 của Chính phủ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, cơ quan này tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong rà soát, cập nhật, xác thực thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đến nay, đã có khoảng 78% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM, tăng 14% so với năm 2023.

Đồng thời, ngành bảo hiểm xã hội tăng cường phối hợp trong vận động, khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tính riêng người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng tại khu vực đô thị.

Đến nay, đã có khoảng 78% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM, tăng 14% so với năm 2023, vượt 18% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/10/2021về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, con số này trên toàn quốc đạt khoảng 74%.

Chủ đề: Người lao động & việc làmKhoảng 78% người hưởng nhận chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATMTrình Chính phủ phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 chín ngàyTăng cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với nông dân và lao động tự do

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thiện tài liệu, tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử; hoàn thành kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Song hành với đó là tăng cường cải thiện xếp hạng bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích hợp 56/70 dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính. Đến năm 2025, đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại. Đồng bộ thông tin các loại giấy tờ (thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội) triển khai Luật Căn cước 2023. Tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng xác thực thông tin sinh trắc trên căn cước công dân gắn chip tại Bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tái cấu trúc, cung cấp nhóm dịch vụ công "Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe". Thực hiện xây dựng Đề án về chuyển đổi số có tính chất tương tự như Đề án 06 và bảo đảm kết nối với Đề án 06; hướng dẫn việc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục "Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng không thay đổi thông tin" bảo đảm phù hợp với tình hình triển khai thẻ bảo hiểm y tế trên các ứng dụng VssID, VneID…

Tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chu Mạnh Sinh và các thành viên Tổ công tác đã thảo luận, đánh giá từng nhiệm vụ đã thực hiện, làm rõ các nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ như rà soát, cập nhật, xác thực thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức không dùng tiền mặt; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi giao dịch.

Thêm vào đó, triển khai ứng dụng xác thực thông tin sinh trắc trên căn cước công dân gắn chip tại Bộ phận Một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc; hoàn thiện Đề án về chuyển đổi số theo đúng tiến độ đặt ra…

Toàn quốc hiện có khoảng 621 nghìn tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đang giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua các cổng dịch vụ công.

Cùng với đó, có 13 nghìn cơ sở y tế kết nối, liên thông trực tiếp với Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho khoảng 170 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế một năm.


Theo nhandan.vn

https://nhandan.vn/khoang-78-nguoi-huong-nhan-che-do-bao-hiem-xa-hoi-tro-cap-that-nghiep-qua-the-atm-post838274.html

  • Từ khóa