Mỗi làng đều có túp lều để cho những cặp bạn trẻ tìm đến để "vui vẻ". Ở hòn đảo này, phụ nữ cũng có thể tùy ý yêu bao nhiêu người đàn ông mà mình thích.
Đảo Trobriand có phong cảnh tuyệt đẹp, nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Mảnh đất này là nơi phụ nữ có quyền cao hơn nam giới, họ có thể tùy ý yêu bao nhiêu người đàn ông mà mình thích.
Hòn đảo được người phương Tây tìm thấy hồi năm 1793, đặt theo tên của Denis de Trobriand, một trung úy trên tàu Espérance của Pháp.
Các gia đình ở đây theo chế độ mẫu hệ, nữ giới có quyền quyết định mọi chuyện.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue hé lộ, cư dân của đảo Trobriand thoải mái trong chuyện tình dục kể cả trước và sau khi kết hôn. Khi họ thích một ai đó, họ sẽ theo đuổi một cách mạnh mẽ, lộ liễu và không hề ngại. Họ sẽ làm mọi thứ để có được người đàn ông mà họ yêu thích. Các cô gái cũng có quyền từ chối những người đàn ông tán tỉnh mà họ không thích.
Các cô gái biết đến biện pháp tránh thai từ rất sớm và chuyện trinh tiết không có ý nghĩa.
Cuộc sống của cư dân trên đảo dù đã thay đổi song vẫn giữ nhiều phong tục xưa.
Mặc dù, ngày càng có nhiều người dân của đảo đi học nhưng suy nghĩ, thái độ của họ với tình dục không thay đổi. "Nếu một cô gái mang thai, gia đình sẽ giữ đứa bé. Bởi vì, theo phong tục địa phương, đàn ông chỉ giúp người phụ nữ mang thai - người cha thực sự là một Baloma - linh hồn của người chết theo quan niệm của dân trên đảo Trobriand", ông Eric nói.
Tất cả các làng đều có những túp lều đặc biệt có tên bukumatula, dân địa phương còn gọi là buka. Đây là nơi dành cho những bạn trẻ chưa kết hôn và bạn tình tìm đến "vui vẻ". Mặc dù thoải mái về "chuyện ấy", nhưng cư dân trên đảo không cởi mở vấn đề này với người ngoài.
Những túp lều buka là nét đặc trưng của các làng trên đảo.
Thậm chí, nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue còn chia sẻ với Daily Mai: "Mối quan hệ vợ chồng ở đảo không giống châu Âu. Ở Trobriand, đàn ông phải tặng quà cho vợ để trả ơn vì đã quan hệ tình dục".
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề quá cởi mở trong "chuyện ấy" là dễ nhiễm HIV và AIDS - một căn bệnh được người dân địa phương gọi là "căn bệnh không có thuốc". Tuy vậy, sự xuất hiện của căn bệnh này vẫn không đủ để dân trên đảo từ bỏ lối sống như truyền thống bao đời nay.
Những mâu thuẫn giữa các làng được giải quyết thông qua các trận đấu bóng chày. Các cô gái cũng tham gia vào "trận chiến" này, nhảy với ngực trần chỉ dùng váy đan bằng cỏ và hoa để che cơ thể, làm đẹp với vòng tay và vòng cổ làm từ vỏ sò. Các điệu nhảy này diễn ra sau các nghi lễ hòa giải giữa 2 bên có mâu thuẫn.
Ngày nay, đảo thuộc Papua New Guinea. Cuộc sống hằng ngày vẫn giữ nhiều nét văn hóa riêng từ xa xưa như: dùng khoai mỡ làm tiền tệ và theo chế độ mẫu hệ. Ngoài ra, lá chuối khô cũng được xem là tiền để trao đổi của các cư dân.
Ngày nay, hòn đảo là vùng đất của Papua New Guinea và vẫn giữ được màu xanh của tự nhiên.
Khoai mỡ không chỉ là lương thực, tiền tệ mà còn được xem là thước đo của uy tín và khả năng. Sau khi thu hoạch, khoai mỡ được đưa vào một căn nhà được trang trí lộng lẫy. Mỗi người đàn ông sẽ dựng một ngôi nhà chứa đầy khoai cho vợ của mình.
Nếu như hai người sống với nhau trên đảo tình Trobriand không hòa hợp thì phụ nữ có thể ly dị chồng. Người chồng muốn níu kéo thì có thể mang khoai mỡ đến nhà vợ cũ để tặng cô ấy cùng với món quà khác. Nếu như cô gái không hài lòng cô sẽ không quay về.
Phương Hà/Dantri.com.vn