Các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Italia và Romania ngày 16/6 có chuyến thăm đầu tiên tới Kiev kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine xảy ra và tiến hành hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (V.Dê-len-xki). Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực để được trao quy chế ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu đang cân nhắc đưa ra ý kiến về vấn đề này. Tại họp báo sau hội đàm ở Kiev, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (E.Ma-crông) thông báo, các lãnh đạo bốn nước
Các nhà lãnh đạo các nước EU và Ukraine họp báo tại Kiev. (Ảnh: REUTERS)
Cũng tại cuộc họp báo, Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ô.Sôn) nhấn mạnh, chuyến thăm Kiev của các lãnh đạo EU gửi đi thông điệp rõ ràng rằng, Ukraine thuộc về “gia đình châu Âu”. Ông Scholz cho biết thêm, Đức đã tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn Ukraine và tiếp tục hỗ trợ Kiev nếu cần.
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, ông đã thảo luận với bốn nhà lãnh đạo EU về vấn đề tăng cường trừng phạt Nga và hỗ trợ tái thiết Ukraine sau xung đột. Ông Zelensky đánh giá cao sự giúp đỡ của các đối tác dành cho Ukraine và hy vọng Kiev sẽ nhận được thêm hỗ trợ.
Theo Hãng thông tấn Interfax, Trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky (V.Mê-đin-xki) tuyên bố, Moskva sẵn sàng khởi động lại cuộc đàm phán hòa bình với Kiev, tuy nhiên Nga chưa nhận được phản hồi về đề xuất này. Trong khi đó, nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podolyak (M.Pô-đô-li-ắc) khẳng định, Ukraine sẽ quay lại bàn đàm phán vào thời điểm thích hợp.
Trong khi đó, tại diễn đàn kinh tế quốc tế ở Saint Petersburg, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak (A.Nô-vác) khẳng định, Nga có thể chuyển xuất khẩu năng lượng từ các khách hàng châu Âu sang các nước khác, để bù đắp thiệt hại về doanh số bán dầu mỏ cho châu Âu. Trước đó, Tập đoàn Gazprom của Nga đã giảm nguồn cung khí đốt qua Đức, song người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, việc giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan tiến trình bảo dưỡng.
Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, qua trao đổi với giới chức các nước thông qua Nhóm điều phối khí đốt, EC nhận thấy an ninh năng lượng của châu Âu chưa bị đe dọa ngay lập tức sau khi Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí đốt cho các nước trong khu vực. EU và các nước thành viên phối hợp giám sát chặt chẽ tình hình.
Theo nhandan.vn
https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/bon-nuoc-ung-ho-ukraine-gia-nhap-eu-701761/