Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook, hàng loạt hội nhóm đã được thành lập nhằm tố cáo chiêu trò, hành vi bán hàng lừa đXiaomi phải lọt top 2 thương hiệu smartphone tại mọi thị trường lớn nếu muốn đoạt ngôi của Samsung.ảo của một người có tên Đỗ Thị Kim Ngân.
CEO Xiaomi Lei Jun mới đây bày tỏ tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong 3 năm. Điều đó đồng nghĩa Xiaomi sẽ phải đánh bại công ty Hàn Quốc Samsung. Mục tiêu của Xiaomi giống với Huawei vài năm trước, trước khi "ông lớn" Trung Quốc dính hàng loạt lệnh cấm vận của Mỹ và lao dốc không phanh. Xiaomi cùng một số thương hiệu đồng hương khác được "hưởng lợi" từ điều này.
Khi Xiaomi theo đuổi thị trường smartphone cao cấp, công ty ghi nhận một số thành công nhất định. Năm 2020, Xiaomi vượt qua Huawei trở thành thương hiệu smartphone Trung Quốc dẫn đầu thế giới.
Trong quý II/2021, Xiaomi cũng qua mặt Apple, đứng thứ hai thị trường smartphone toàn cầu với 17% thị phần, theo hãng nghiên cứu Canalys. Trong quý này, Xiaomi còn đứng đầu thị trường châu Âu với doanh số gần 13 triệu máy, tương đương 25% thị phần, theo Strategy Analytics.
Giám đốc Nghiên cứu IDC Trung Quốc Wang Xi cho rằng, nếu Xiaomi muốn duy trì vị trí hiện tại và hướng đến chỗ đứng cao hơn, một mặt, họ cần tiếp tục quảng bá toàn diện sản phẩm trên phạm vi toàn cầu, mặt khác, họ phải tập trung thúc đẩy smartphone cao cấp tại thị trường nước ngoài. Đây chính là chiến lược đã giúp Samsung tại vị lâu như vậy. Dù nổi tiếng với dòng Galaxy đắt tiền, họ cũng bán rất nhiều smartphone giá rẻ.
Theo các chuyên gia, trở thành thương hiệu smartphone đầu bảng "nằm trong tầm với" của Xiaomi, đặc biệt nếu củng cố được vị trí tại Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh tại nước ngoài, ngay cả khi Xiaomi giành chiến thắng hiếm hoi tại Mỹ đầu năm nay khi thoát khỏi danh sách cấm vận thương mại.
Dữ liệu của Canalys chỉ ra doanh số smartphone thường niên của Samsung vào khoảng 300 triệu USD trong 2 năm qua, còn Xiaomi là hơn 200 triệu. Để lấp đầy khoảng trống, thị trường Trung Quốc rất quan trọng. Doanh số Xiaomi tại quê nhà là khoảng 40 triệu máy mỗi năm, để tăng gấp đôi cần nhiều thời gian. Ngoài ra, Xiaomi còn có cơ hội tại Trung Đông và Châu Phi.
Công ty hầu như chưa hiện diện tại Mỹ, thị trường quan trọng nhất. Nếu không thể giành thị phần tại Mỹ, họ cần phải lọt top 2 thương hiệu smartphone tại mọi thị trường trọng điểm khác, bao gồm Trung Quốc, nơi đang bị Vivo và Oppo bám sát nút.
Nổi tiếng với smartphone giá bình dân chất lượng tốt, Xiaomi bắt đầu quan tâm hơn đến smartphone cao cấp từ 3 năm trước khi phát triển Mi 10 5G. Thiết bị ra mắt năm 2020 với giá 617 USD. Bất chấp dịch bệnh, công ty đã bán được 5,77 triệu Mi 10 tính đến tháng 8/2021, cao gấp đôi mục tiêu 2 triệu máy. Từ đó, hãng tiến sâu hơn vào phân khúc cao cấp khi giới thiệu Mi 11 Ultra.
Trong sự kiện mới nhất, ông Lei nói con đường cao cấp của Xiaomi chỉ mới bắt đầu và họ sẽ đầu tư bằng bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, ông thừa nhận vẫn còn đường dài phải đi và ưu tiên hàng đầu hiện nay là củng cố vị trí số 2 thế giới.
Nguồn dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/suc-manh-so/xiaomi-kho-danh-bai-samsung-20210813144949558.htm