Ba Lan đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1/2025 với mong muốn tận dụng cơ hội này để định hình chương trình nghị sự và tạo ảnh hưởng đáng kể đến các ưu tiên của liên minh. Nắm trong tay những lợi thế nhất định và kỳ vọng đem đến những bước đột phá trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU, Ba Lan đặt ưu tiên vào các vấn đề an ninh, năng lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vừa củng cố vị thế trong "ngôi nhà chung", vừa vì lợi ích chung của
Nằm ở khu vực Trung và Ðông Âu, được coi là "ngã tư" nối Ðông Âu và Tây Âu, Ba Lan có vị trí chiến lược và vai trò đối với các vấn đề của khu vực. Trong bối cảnh các quốc gia thành viên chủ chốt của EU như Ðức và Pháp đang phải đối mặt nhiều khó khăn về chính trị và kinh tế, Ba Lan có đầy đủ lợi thế và được kỳ vọng tạo ra sự khởi đầu tốt hơn để bảo vệ các ưu tiên của EU trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của mình. Bất chấp những biến động và các cuộc khủng hoảng trên thế giới, Ba Lan tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.
Ba Lan đảm nhận vai trò Chủ tịch EU trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.
Ba Lan đảm nhận vai trò Chủ tịch EU trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.
EU cần xây dựng mạng lưới đối tác toàn cầu mạnh mẽ, cân nhắc lợi ích riêng của các nước và tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Ðồng thời, châu Âu cũng cần tăng cường mối quan hệ xuyên Ðại Tây Dương, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của khu vực, vừa thúc đẩy thương mại song phương.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhấn mạnh, nhiệm kỳ Chủ tịch của Ba Lan sẽ diễn ra trong khoảng thời gian then chốt của những thách thức địa chính trị như cuộc chiến ở nước láng giềng Ukraine, cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở một quốc gia lân bang khác là Belarus, cũng như các cuộc xung đột và tình trạng căng thẳng ở nhiều nơi trên thế giới hay khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia lớn nhất châu Âu.
Ba Lan cũng sẽ tổ chức cuộc bầu cử vào thời điểm chưa được xác định trong mùa Xuân sắp tới để thay thế Tổng thống theo đường lối cánh hữu Andrzej Duda.
Người đứng đầu Chính phủ Ba Lan đề nghị châu Âu cần phải "ích kỷ" hơn và thể hiện tinh thần đoàn kết nội bộ lớn hơn. Vacsava cũng khẳng định quyết tâm bảo vệ khu vực biên giới với Belarus khỏi áp lực di cư, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ biên giới của Ba Lan đang trở thành cách tiếp cận chung của châu Âu. Là quốc gia "biên giới" của EU, Ba Lan sẽ hướng tới mục tiêu tăng cường các chính sách quản lý nhập cư và biên giới của liên minh.
Là quốc gia có lực lượng quân sự lớn thứ ba trong NATO, chỉ sau Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan được đánh giá có đủ động lực để đẩy mạnh các sáng kiến chung về quốc phòng của EU. Ba Lan được cho là có khả năng thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa EU và NATO, tăng chi tiêu quốc phòng của các quốc gia thành viên và thiết lập các cơ chế mạnh mẽ hơn để đối phó với các mối đe dọa hỗn hợp và các cuộc tấn công mạng. Ðối với việc tăng cường năng lực cạnh tranh của EU, các đề xuất chính của Ba Lan cho chương trình nghị sự được đánh giá có nhiều khả năng hướng đến tái công nghiệp hóa EU thông qua việc hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược châu Âu phục hồi nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy các sáng kiến như "Chiến lược số của châu Âu" để tăng cường khả năng cạnh tranh...
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng Ba Lan cũng đứng trước không ít thách thức trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU khi trong nội bộ khối vẫn tồn tại chia rẽ, nhất là về các vấn đề di cư và chính sách tài khóa.
Châu Âu có thể sẽ phải trải qua thời kỳ khó khăn hơn trong quan hệ thương mại với Mỹ khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng sẽ chính thức nhậm chức.
Theo nhandan.vn