10 bài thuốc phòng trị cảm lạnh

Thứ 7, 14.03.2020 | 16:46:52
1,023 lượt xem

Thời tiết lạnh dễ gây cảm mạo phong hàn. Người bệnh thường biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, sổ mũi, nhức đầu và những dấu hiệu khó chịu khác. Việc lựa chọn các bài thuốc để chủ động phòng chống các bệnh do hàn tà gây ra rất cần thiết.

Bài 1: Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng.

Bài 2: Ngũ thầm thang: gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).Cháo hành gừng rất tốt cho người bị cảm phong hàn, đau bụng, nôn.

Cháo hành gừng rất tốt cho người bị cảm phong hàn, đau bụng, nôn.

Bài 3: Cháo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Đem dược liệu nấu lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Dùng cho người bị cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.

Bài 4: Cháo đào nhân: đào nhân 20g, gạo 60g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Đơn này cũng chỉ định cho các bệnh nhân đầy tức vùng ngực, hen suyễn, ho.

Bài 5: Cháo hành giải cảm: hành sống 2 - 3 củ, gừng 10g, gạo tẻ 60g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, cho gạo nấu cháo. Cháo chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tuỳ ý). Dùng cho người ngoại cảm phong hàn, đau bụng, nôn...

Bài 6:  Rượu hồ tiêu: hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Dùng cho người cảm lạnh đau quặn bụng, nôn ra nước trong.

Bài 7: Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.Nước sắc gừng tươi tía tô trị cảm phong hàn, nôn, đau bụng.Nước sắc gừng tươi tía tô trị cảm phong hàn, nôn, đau bụng.

Nước sắc gừng tươi tía tô trị cảm phong hàn, nôn, đau bụng.

Bài 8: Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g. Hành rửa sạch thái lát, gừng tươi đập giập, đạm đậu xị  nhặt bỏ tạp chất; sắc với 500ml nước, đun sôi cho tiếp rượu nhạt 30ml khuấy đều, gạn lấy nước thuốc uống nóng cho vã mồ hôi. Dùng cho người cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực, không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo có đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

Bài 9: Thông xị hoàng tửu thang: đậu xị 15g, hành lá 30g, dấm ăn 50ml. Đậu xị nấu với 1 bát nước trong 10 phút, tiếp tục cho hành lá đun sôi trong 5 phút, sau cùng cho dấm ăn khuấy đều. Ăn và uống nước canh khi còn nóng ấm. Chữa ngoại cảm phong hàn, sốt nóng, đau đầu có kèm theo nôn thổ, đau bụng tiêu chảy.

Bài 10: Thanh giải thang: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, địa cốt bì 12g, thanh đại (sắc bao) 4g, bạch vị 12g, sinh địa 12g, hoắc hương (cho sau) 12g, thạch cao (sắc trước) 20g. Sắc, cô lại lấy 100 - 150ml. Dùng cho trẻ em, uống theo tuổi. Ngày chia 2 - 4 lần. Chữa sốt cao không giảm, ra mồ hôi mà không hạ nhiệt do cảm nặng và do cúm.

Gia giảm: nếu viêm họng đỏ, viêm amidan, thêm bản lam căn, bồ công anh; nếu ho, thêm tiền hồ, lô căn, sa sâm; bí đại tiện, thêm qua lâu nhân, lai phục tử; bụng đầy, thêm sơn tra, lai phục tử; đổ máu cam, thêm bạch mao căn tươi; sốt nóng, miệng khát, thêm tri mẫu, huyền sâm, mẫu đơn bì; sốt nóng không giảm, mặt đỏ, lưỡi đỏ, thêm cúc hoa, long đởm; nếu trẻ em sốt cao không giảm, dùng thêm hàn sa tán hoặc ngưu hoàng tán.

BS. Tiểu Lan/suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/10-bai-thuoc-phong-tri-cam-lanh-n128344.html


  • Từ khóa