Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới có nhiều chuyển động từ chính trị, kinh tế đến an ninh, văn hóa, xã hội; từ tầng sâu vật chất, kỹ thuật, công nghệ đến thượng tầng quyền lực quốc gia và quốc tế.
Khách thăm quan tại Diễn đàn công nghệ FPT Techday. |
Có thể nhận diện một số chuyển động có tính thời đại, tác động trong dài hạn đến an ninh và phát triển của mọi quốc gia dân tộc gồm: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư từ đầu thế kỷ 21 đang khai sinh một thời đại kinh tế mới; quá trình toàn cầu hóa đang biến mọi chủ thể quốc gia thành bộ phận của toàn thế giới; phát triển bền vững trở thành mục tiêu, yêu cầu chung của nhân loại; sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản toàn cầu như giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản; phong trào đấu tranh nhân dân rộng lớn trên thế giới tìm kiếm những phương án thay thế chủ nghĩa tư bản; quá trình cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang khẳng định chủ nghĩa xã hội là một thực thể tham gia định hình thế giới hiện đại.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một thời đại kinh tế mới và bước ngoặt vận động của thế giới. Với các công nghệ nền tảng: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3 chiều, công nghệ chuỗi khối, công nghệ sinh học hiện đại…, từ đầu thế kỷ 21, cuộc cách mạng này mở ra thời đại số hóa. Nó chế tạo ra ngày càng nhiều tư liệu sản xuất hiện đại không chỉ thay thế lao động chân tay, lao động trí óc mà còn mô phỏng được nhiều trạng thái tinh thần của con người; xóa đi ranh giới giữa thế giới vật thể, thế giới thực và thế giới số hóa, thế giới ảo; phá bỏ mọi khoảng cách về không gian và thời gian; biến toàn bộ thế giới thành một thực thể ngày càng nhất thể hóa cao độ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một thời đại kinh tế mới và bước ngoặt vận động của thế giới. Với các công nghệ nền tảng: Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3 chiều, công nghệ chuỗi khối, công nghệ sinh học hiện đại…, từ đầu thế kỷ 21, cuộc cách mạng này mở ra thời đại số hóa.
Chưa bao giờ, dự đoán của C.Mác về việc khoa học-công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trở thành hiện thực như trong giai đoạn hiện nay của thời đại.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn bộ nền sản xuất vật chất của loài người sẽ được triển khai bằng các công cụ sản xuất khác trước, được quản lý bằng cách thức khác trước, buộc toàn bộ đời sống con người phải tái cấu trúc lại với quá trình hình thành nền kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.
Toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khu vực hóa tiếp tục là chuyển động to lớn, bao trùm lịch sử thế giới. Đây là một xu thế khách quan, ra đời nhờ sự phát triển của các lực lượng sản xuất hiện đại do các cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra. Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, xu thế này có xung lực mới trên mọi lĩnh vực và ở phạm vi toàn cầu.
Các tổ chức liên kết, hợp tác quốc tế ở mọi cấp độ toàn cầu, liên khu vực, khu vực và tiểu khu vực được củng cố, mở rộng, thành lập mới. Xu thế đó vừa tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; vừa được mở rộng sang các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học-kỹ thuật, an ninh, quốc phòng… thông qua hoạt động của các thiết chế đa phương và quản trị toàn cầu.
Riêng quá trình khu vực hóa là sự thiết lập liên minh, liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, các chủ thể trong cùng một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lý, văn hóa, lịch sử. Hiện nay, các nước có chế độ xã hội khác nhau cùng tham gia vào một quá trình liên kết khu vực trên mọi bình diện kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng, an ninh, chính trị…
Trước tất yếu khách quan và tính chất không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khu vực hóa, các quốc gia, dân tộc ngày nay đều thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, từng bước nhất thể hóa hàng loạt các lĩnh vực của đời sống quốc gia theo chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát triển bền vững trở thành mục tiêu, yêu cầu chung của nhân loại. Tháng 9 năm 2015, đại biểu 193 nước thành viên Liên hợp quốc, trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (2000-2015), đã thông qua Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030, xác định các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals-SDG) nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh, hòa bình và thịnh vượng cho người dân trên toàn cầu.
Trước tất yếu khách quan và tính chất không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khu vực hóa, các quốc gia, dân tộc ngày nay đều thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, từng bước nhất thể hóa hàng loạt các lĩnh vực của đời sống quốc gia theo chuỗi giá trị toàn cầu.
Nội dung mục tiêu phát triển bền vững là: Một nền kinh tế có hiệu quả, tiêu thụ ngày càng ít nguyên nhiên vật liệu, vốn và lao động nhưng vẫn sản xuất ra sản lượng, sản phẩm ngày càng cao; một xã hội ổn định và ngày càng công bằng, không chấp nhận mô hình phát triển loại trừ nhau; một hệ sinh thái vững chắc, lành mạnh, bảo đảm cuộc sống cho cả loài người hôm nay và mai sau.
Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu cho tất cả các chính phủ phải quán triệt thường xuyên, sâu rộng hơn nữa tư duy biện chứng, tư duy hệ thống trong thiết kế chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mình.
Bất kỳ sự tuyệt đối hóa mặt nào đều có nghĩa là xem nhẹ, thậm chí bỏ qua các lĩnh vực khác, gây ra sự phiến diện, méo mó của bản thân quá trình phát triển, đẩy xã hội vào thoái bộ nghiêm trọng toàn diện.
Phát triển bền vững biến thế giới ngày nay thành hệ sinh thái duy nhất, không cho phép bất cứ quốc gia nào tách biệt phát triển quốc nội với phát triển toàn cầu; ngược lại, cần đặt mình vào vị trí là bộ phận không thể tách rời trong toàn hệ thống, tiến cùng thời đại.
Chủ nghĩa tư bản toàn cầu điều chỉnh, thích nghi, còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng có nhiều hạn chế không thể vượt qua. Được cấu thành bởi tư bản xuyên quốc gia, quyền lực nhà nước tư bản xuyên quốc gia và giai cấp tư sản toàn cầu, chủ nghĩa tư bản toàn cầu là sản phẩm của thế giới toàn cầu hóa, sự ra đời của các lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa ở quy mô toàn cầu và sự bành trướng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
Thời kỳ phát triển mới đã đem lại cho chủ nghĩa tư bản không ít thành công, sức mạnh và vị thế từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đến nay. Mặt khác, phiên bản “chủ nghĩa tư bản toàn cầu” lại làm trầm trọng hơn những mâu thuẫn nội tại trong lòng chủ nghĩa tư bản, mà trong suốt trên dưới 300 năm qua vẫn là những hạn chế lịch sử không thể vượt qua.
Một là, mất cân đối cung-cầu nghiêm trọng trong bối cảnh tích lũy tư bản khổng lồ tạo ra nền siêu sản xuất đối lập với một thị trường sức mua suy giảm. Hai là, phân cực xã hội ngày càng lớn và trên phạm vi toàn cầu. Ba là, tính chính danh và quyền lực chính trị của nhà nước tư sản bị phê phán, bác bỏ một cách gay gắt, quyết liệt. Bốn là, tính bền vững của sự phát triển không được bảo đảm.
Cuộc đấu tranh ở quy mô toàn cầu vì những phương án thay thế mô hình tự do mới diễn ra ngày càng gay gắt trên thế giới, như hệ quả tất yếu của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Phong trào nhân dân thế giới diễn ra sôi động, phê phán trực diện chủ nghĩa tư bản toàn cầu dưới phiên bản hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới và kiên quyết tìm kiếm những phương án thay thế.
Diễn đàn Sao Paolo là thiết chế của các đảng chính trị, các lực lượng cánh tả Mỹ Latinh và toàn thế giới, được Đảng Lao động Braxin chủ trì thành lập năm 1990 với mục tiêu thảo luận, phòng chống hậu quả kinh tế-xã hội mà chủ nghĩa tự do mới gây ra cho loài người.
Hội thảo Các đảng chính trị và một xã hội mới là diễn đàn tập hợp lực lượng do Đảng Lao động Mexico tổ chức hằng năm từ năm 1997 đến nay, lên án chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc như thủ phạm gây ra các thảm họa cho loài người và thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của thế giới.
Diễn đàn Xã hội thế giới cũng do Đảng Lao động Braxin chủ trì sáng lập năm 2001, có mục tiêu đấu tranh bác bỏ chủ nghĩa tự do mới và xúc tiến một quá trình toàn cầu hóa dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, khác với quá trình toàn cầu hóa do tư bản toàn cầu chi phối.
Hội thảo quốc tế Vì sự cân bằng của thế giới do Đảng Cộng sản Cuba tổ chức từ năm 2003, đến tháng 1 năm 2023 là Hội thảo lần thứ VI, là diễn đàn đa chiều, đa nguyên thảo luận về các chủ đề nóng hổi của thế giới đương đại từ bất công xã hội, bạo lực, đồng hóa văn hóa… đến nguy cơ chiến tranh, nạn phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới…
Thực tiễn đấu tranh của phong trào nhân dân trên thế giới cho thấy phân hóa giàu nghèo, phân cực giữa tư bản và lao động vẫn là nghịch lý lớn nhất trong bức tranh phát triển của nhân loại hiện nay; bởi vậy, chiến đấu chống đói nghèo, thiết lập công bằng xã hội tiếp tục là mục tiêu nóng bỏng trước mắt và cơ bản lâu dài của quá trình đi tới tiến bộ xã hội, tiến bộ lịch sử.
Chủ nghĩa tư bản, mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng không là tương lai của nhân loại. Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu vô sản ở mỗi nước phải biết đặt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình vào cuộc đấu tranh nhân dân rộng lớn, vì những mục tiêu cao cả của thời đại.
Các quốc gia xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh cải cách, đổi mới, cập nhật hóa. Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978; Việt Nam, Lào khởi xướng đổi mới năm 1986; Cuba bắt đầu cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa năm 2011… Nhờ cải cách, đổi mới thành công, phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã vượt qua thử thách lịch sử (Liên Xô tan rã năm 1991), trụ vững và phát triển.
Nếu như từ năm 1917, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản, vẽ lại bản đồ thế giới với sự cùng tồn tại giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, thì chủ nghĩa xã hội trong cải cách, đổi mới, cập nhật hóa hiện nay đang mở ra con đường mới đi tới tiến bộ xã hội: Con đường của giải phóng và phát triển.
Giải phóng dân tộc khỏi mọi hình thức nô dịch, thống trị; giải phóng giai cấp để không còn chế độ bóc lột lao động; giải phóng xã hội để tiến tới bình đẳng, công bằng xã hội; giải phóng lao động để lao động không bị tha hóa và không làm tha hóa con người; giải phóng con người để đưa con người từ “vương quốc của tất yếu” đến “vương quốc của tự do”.
Phát triển để mang lại phồn vinh, thịnh vượng, giàu mạnh cho nhân dân và đất nước, tạo điều kiện, tiền đề cho mỗi con người đều được phát triển toàn diện. Sức mạnh của con đường này bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một trong những chủ thể định hình thế giới đương đại.
Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, phát triển đất nước phù hợp với xu thế thời đại, kết hợp nội lực với ngoại lực… luôn là bài học kinh nghiệm quý báu và quy luật vận động của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đất nước cần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề, trong đó lớn nhất là phải trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Môi trường bên ngoài, bối cảnh thế giới, nhất là những chuyển động mang tính thời đại tiếp tục tác động đến từng bước đi và toàn bộ con đường của chúng ta.
Theo nhandan.vn