Doanh nghiệp bán lẻ Việt "cân" lại thị trường với khối ngoại

Thứ 4, 28.08.2024 | 09:53:28
435 lượt xem

Thị trường bán lẻ Việt Nam ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc vào tháng 7/2024, nhờ có những đóng góp đáng kể của nhóm doanh nghiệp nội.

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường nội địa đang có dấu hiệu nóng lên khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm đã đạt hơn 3,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,4%.

Sự khởi sắc của thị trường tiêu dùng giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ phục hồi trở lại. Với thị phần giá trị bán lẻ hiện đại đạt 25% và thị phần mạng lưới chiếm 50%, WinCommerce tiếp tục khẳng định phong độ của mình khi gặt hái thành công cả về doanh thu lẫn giá trị mang lại cho người tiêu dùng.

10 năm xây gần 3.700 điểm bán của WinCommerce

WinCommerce có thể hưởng lợi lớn từ sự khởi sắc chung của thị trường nhờ sở hữu quy mô gần 3.700 điểm bán trên toàn quốc tính đến tháng 6/2024. Tính riêng từ cuối năm 2023 đến nay, WinCommerce mở mới thêm 40 cửa hàng, chiếm lĩnh tới 50% thị phần mạng lưới và còn đặt mục tiêu mở rộng hệ thống lên 4.000 điểm bán vào cuối năm 2024.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt cân lại thị trường với khối ngoại - 1

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart.

Nhờ độ phủ sóng rộng, WinCommerce ngày càng gia tăng điểm chạm tới quy mô dân số gần 100 triệu dân của Việt Nam. Chính bởi lẽ đó, khi thị trường tiêu dùng hồi phục, WinCommerce được hưởng lợi cao nhất trong số các doanh nghiệp bán lẻ.

Không chỉ có lợi thế quy mô, thành công của WinCommerce còn đến từ mô hình đa dạng, khi chuỗi bán lẻ này phục vụ người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn.

Ngoài ra, WinCommerce định vị mình là nhà bán lẻ của người Việt, với tỷ lệ hàng Việt của chuỗi trên 90% và từ đó song hành cùng sự thịnh vượng chung của các doanh nghiệp trong nước.

WinCommerce hợp tác với 131 nhà cung cấp và 19 nhà cung cấp theo mô hình hợp tác xã cung ứng rau củ và 61 nhà cung cấp trái cây nội địa.

Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt", hệ thống bán lẻ của WinCommerce không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn trở thành điểm tựa cho nông dân Việt.

Trung bình mỗi năm, WinCommerce thu mua và cung ứng hơn 83.000 tấn nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng cả nước, bao gồm 45.000 tấn rau củ quả và 38.000 tấn trái cây. Tất cả các sản phẩm đều được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh các sản phẩm hợp tác với nhà sản xuất trong nước, WinCommerce cũng đa dạng hóa nhanh chóng danh mục thông qua bày bán các sản phẩm dịch vụ do hệ thống Masan R&D sản xuất.

Sau khi đạt được những bản hợp tác với nhà cung ứng, WinCommerce đã triển khai được chiến lược thứ hai quan trọng không kém đối với sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ. Đó là chiến lược "giá tốt" trên toàn chuỗi.

Chính sách "giá tốt" được WinCommerce áp dụng cho sản phẩm thiết yếu thuộc các ngành hàng. Điển hình như chương trình tiết kiệm 20% khi mua các sản phẩm WinEco và MEATDeli, được áp dụng suốt cả năm dành riêng cho khách hàng là Hội viên WiN. Đồng thời, WinCommerce cũng áp dụng chương trình khuyến mãi 2 kỳ mỗi tháng, triển khai cố định quanh năm, áp dụng với nhiều loại mặt hàng với mức ưu đãi lên tới 50%.

Từ nửa cuối năm 2024, WinCommerce triển khai chương trình "Giá siêu rẻ" tại miền Nam, với các sản phẩm giá ưu đãi dành riêng cho hội viên. Đồng thời, hãng cũng đẩy mạnh hàng nhãn riêng với giá rẻ hơn 10-20% so với sản phẩm tương tự trên thị trường.

WinCommerce cũng hợp tác với các thương hiệu lớn, tổ chức "Tuần lễ thương hiệu" để giới thiệu sản phẩm kèm ưu đãi. Công ty cũng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, từ siêu thị rộng lớn đến cửa hàng tiện lợi, phù hợp với thói quen tiêu dùng của từng nhóm khách hàng. Chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn giúp hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương, đồng thời đảm bảo giá cả cạnh tranh.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt cân lại thị trường với khối ngoại - 2

Nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Trở thành đối thủ đáng gờm của các ông lớn bán lẻ nước ngoài

Thị trường bán lẻ Việt Nam thời điểm trước đã chứng kiến sự tỏa sáng của các "ông lớn" đến từ nước ngoài. Nguyên nhân là những doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, sở hữu công thức xây dựng chuỗi bán lẻ thành công ở thị trường của họ và đang áp dụng công thức đó tại Việt Nam.

Tuy nhiên "miếng bánh" thị phần đã có thay đổi khi vài năm trở lại đây, doanh nghiệp nội địa trong nước đã thật sự vươn mình để "cân" lại thế cờ.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt cân lại thị trường với khối ngoại - 3

Mô hình siêu thị cao cấp đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược nâng cao trải nghiệm mua sắm cho tầng lớp thu nhập trung và cao.

Thị trường dần xuất hiện những ông lớn nội địa có tiềm lực tài chính cũng như hệ thống quản trị chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này nhanh chóng phát triển, đầu tư tạo dựng hệ thống với chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn và đang dần cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại. WinCommerce ghi nhận thị phần giá trị bán lẻ hiện đại đạt 25% và thị phần mạng lưới chiếm 50% là minh chứng cho điều đó.

Quý II/2024, WinCommerce ghi nhận doanh thu 7.844 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 10 năm hoạt động, nhà bán lẻ này lần đầu tiên đạt được lợi nhuận sau thuế dương vào tháng 6 vừa qua, hướng tới lộ trình phát triển bền vững trong tương lai.


Theo dantri.com.vn

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-ban-le-viet-can-lai-thi-truong-voi-khoi-ngoai-20240827183155195.htm

  • Từ khóa