Dạy tiếng Anh cho học sinh mầm non ở những nơi có điều kiện

Thứ 5, 05.11.2020 | 09:55:49
512 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo chỉ triển khai dạy tiếng Anh ở những trường có điều kiện, không bắt buộc đối với tất cả các trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Dự thảo Thông tư Ban hành Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo đã thu hút được sự quan tâm của xã hội bởi việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường học ở Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo chỉ triển khai dạy tiếng Anh ở những trường có điều kiện, không bắt buộc đối với tất cả các trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo chỉ triển khai dạy tiếng Anh ở những trường có điều kiện, không bắt buộc đối với tất cả các trường.

Theo đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo chỉ triển khai dạy tiếng Anh ở những trường có điều kiện, không bắt buộc đối với tất cả các trường.

Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, dự thảo Chương trình Làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo được xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 đến 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu.

Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ làm phong phú thêm kinh nghiệm ngôn ngữ của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng, việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy chính thức tại trường mầm non sẽ khiến phụ huynh và học sinh thêm gánh nặng cả về kiến thức lẫn học phí.

Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

“Nếu giả sử bây giờ thêm chi phí cho học tiếng Anh thì sẽ khó. Bởi vì gia đình có gia đình có điều kiện thì sẽ mình nghĩ là tốt nhưng tùy từng điều kiện từng gia đình thì sẽ hợp lý hơn mà mình đánh giá là chưa nên cho các cháu học tiếng Anh”, anh Nguyễn Kết Luận ở quận Hà Đông, Hà Nội nêu ý kiến.

Thực tế việc triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non ở các trường tư thục thì không gặp khó khăn bởi việc này vẫn đang thực hiện tốt. Chi phí cho việc học tiếng Anh tính vào học phí chung để trường tư có được những giáo viên giỏi có kỹ năng sư phạm về môn học này. Tuy nhiên, việc triển khai dạy tiếng Anh ở cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ khó khăn hơn bởi thiếu giáo viên và điều kiện kiện cơ sở vật chất chưa phù hợp.

Bà Dương Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường Mần non 3/2 (Hà Nội) nêu thực tế: Trong cấp mầm non, chúng tôi hiện nay vẫn chưa có định biên giáo viên tiếng Anh ấy cái thứ hai là với đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay thì chưa thể dạy được tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Khi có thông tư Ban hành Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo sẽ tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở có điều kiện tổ chức việc dạy và học ngoại ngữ hiệu quả và chất lượng.

Khi có thông tư Ban hành Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo sẽ tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở có điều kiện tổ chức việc dạy và học ngoại ngữ hiệu quả và chất lượng.

Lý giải những băn khoăn này của phụ huynh và các trường mầm non, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, tinh thần của Dự thảo Thông tư Ban hành Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo đó là chỉ triển khai dạy tiếng Anh ở những trường có điều kiện, không bắt buộc đối với tất cả các trường.

“Theo tinh thần của công văn này thì những nơi có điều kiện, không bắt buộc đối với mọi nơi. Ở đâu có điều kiện thì có thể tổ chức cho các cháu làm quen với ngoại ngữ và trong đó cũng có một số quy định về chương trình, về phương pháp, hình thức, về cơ sở vật chất rồi về giáo viên để các địa phương có cơ sở để thực hiện việc cho các cháu làm quen với tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời cũng là một phần chuẩn bị cho sự phát triển của các cháu trong tương lai đó là những công dân toàn cầu”, ông Minh nói.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức cho trẻ em mầm non làm quen với ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh hiện đang triển khai ở khoảng 30% số trẻ trên toàn quốc. Tuy nhiên, các địa phương đang thiếu căn cứ pháp lý để quản lý hoạt động dạy và học như: yêu cầu tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh như thế nào, yêu cầu về giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học, yêu cầu về cơ sở vật chất...

Khi có thông tư Ban hành Chương trình Làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo sẽ tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở có điều kiện tổ chức việc dạy và học ngoại ngữ hiệu quả và chất lượng./.


Minh Hường/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/day-tieng-anh-cho-hoc-sinh-mam-non-o-nhung-noi-co-dieu-kien-815177.vov

  • Từ khóa