Tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng các đặc tính kháng khuẩn, tăng khả năng tự sửa chữa di truyền hoặc ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư trong cơ thể.
Tỏi có thể cải thiện sức khỏe của bạn bằng cách hạ thấp huyết áp và cholesterol xấu (Đồ họa: Minh Nhật).
Tỏi được biết đến như một loại thảo dược sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, ăn vào khai kinh tỳ vị. Thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, tiểu tiện khó, đầy hơi khó tiêu, giảm nhọt, đờm và hạch ở phổi.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mặc dù ăn các món có chứa tỏi khiến hơi thở có mùi khó chịu, nhưng tỏi có thể cải thiện sức khỏe của bạn bằng cách hạ thấp huyết áp và cholesterol xấu.
Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150 calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Tỏi có chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, các chất kháng sinh và kháng virus. Các nhánh tỏi chứa hàm lượng lưu huỳnh, flavonoid và selen cao. Khi tỏi được nghiền nát, thái nhỏ hoặc băm, tỏi tạo ra hợp chất allicin. Tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng các đặc tính kháng khuẩn, tăng khả năng tự sửa chữa di truyền, làm chậm quá trình tăng sinh tế bào hoặc ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư trong cơ thể.
Một vài nhánh tỏi tươi mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột và tuyến tiền liệt (Đồ họa: Minh Nhật).
Dưới đây là những hoạt chất có giá trị dược liệu cao mà tỏi sở hữu:
Allicin: Là một hợp chất thực vật có hoạt tính kháng sinh và chống nấm. Chất này đủ mạnh để gây ra mụn nước nếu da bạn tiếp xúc với quá nhiều allicin, nhưng allicin sẽ biến mất rất nhanh sau khi sản sinh ra. Nấu ăn sẽ đẩy nhanh sự phân hủy allicin, và nấu nướng bằng lò vi sóng sẽ làm phân hủy allicin nhanh hơn, do vậy sẽ làm mất đi các lợi ích của allicin và của tỏi.
Flavonoids: Các hợp chất có hương thơm được xem là có tính chất chống oxy hóa và chống viêm. Những hợp chất này chống lại ung thư bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Selen và Sulfides Cả hai chất này đều có thể chống lại ung thư bằng cách ngăn chặn sự phá hủy ADN hoặc kích thích cơ thể để sửa chữa ADN bị hư hỏng.
Một vài nhánh tỏi tươi mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột và tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, tỏi cũng chứa arginine, loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp trong gan. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn có tác dụng chống viêm, vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi quá trình oxy hóa và tổn thương các tế bào. Ăn tỏi cũng giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.
Hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi (Đồ họa: Minh Nhật).
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, không có liều lượng khuyến nghị chính thức cho tỏi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi.
Hãy chắc chắn rằng đã nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng các chất bổ sung từ tỏi, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc đang sử dụng thuốc.
Bạn có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách để tăng cường sức khỏe, nhưng lợi ích lớn nhất sẽ đến từ tỏi tươi chưa nấu chín.
Tỏi sống giữ lại nhiều allicin, là hợp chất chứa lưu huỳnh chịu trách nhiệm về nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi. Cân nhắc giảm lượng tiêu thụ hoặc ngừng tiêu thụ nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào sau khi ăn tỏi sống. Chuyển sang tỏi nấu chín thay vì ăn sống cũng có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ về tiêu hóa như ợ chua hoặc trào ngược axit.
Nếu kết hợp tỏi trong chế độ ăn uống với rau họ cải, hoa quả, chất xơ và tập thể dục thường xuyên, nguy cơ mắc ung thư thậm chí có thể giảm xuống thấp hơn nữa.
Minh Nhật/dantri.com.vn