Năm 2021, cao tốc Bắc-Nam và bài toán thu hút vốn PPP của ngành GTVT

Thứ 5, 31.12.2020 | 08:15:48
382 lượt xem

Bộ GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu tốt nhất để làm cao tốc Bắc-Nam, đảm bảo “đại dự án” này sẽ là công trình mẫu mực, là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm tai nạn giao thông...

Để triển khai thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ năm 2021 và các năm tiếp theo, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất mà Bộ GTVT phải làm là hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến ngành GTVT để tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông. Trong đó, tháo gỡ “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hoàn thiện cơ chế đầu tư BOT...

Bộ GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu tốt nhất để làm cao tốc Bắc-Nam, đảm bảo “đại dự án” này sẽ là công trình mẫu mực, là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm tai nạn giao thông...

Bộ GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu tốt nhất để làm cao tốc Bắc-Nam, đảm bảo “đại dự án” này sẽ là công trình mẫu mực, là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm tai nạn giao thông...

Đột phá hạ tầng giao thông, thay đổi diện mạo các vùng miền

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), xây dựng cơ bản là một trong những điểm sáng lớn nhất của ngành GTVT trong năm 2020. Cụ thể, năm 2020, Bộ GTVT được giao hơn 39.800 tỷ đồng (gồm vốn kéo dài), đến hết tháng 11/2020, kết quả giải ngân đạt gần 32.000 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch đã được giao.

Trong đó, năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020, việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang từng bước được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.

Đối với lĩnh vực đường bộ cao tốc, khu vực phía Bắc hạ tầng giao thông đã hoàn thành đầu tư các tuyến đường cao tốc hướng tâm tới thủ đô Hà Nội; tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn...

Khu vực phía Nam, hoàn thành 2 tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Hiện nay, hai tuyến Bến Lức - Long Thành; Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai.

Tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn đã hoàn thành và đưa vào khai thác.

Tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn đã hoàn thành và đưa vào khai thác.

Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Bộ GTVT cũng đã hoàn thành 2 tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Liên Khương - Đà Lạt.

Hệ thống kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không cũng được chú trọng đầu tư đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Bên cạnh hạ tầng giao thông đường bộ, các Cảng hàng không quan trọng đã được nâng cấp như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, các sân bay được xây dựng mới gồm: Phú Quốc, Vân Đồn,…nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm.

Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ với năng lực thông qua khoảng 570 triệu tấn/năm. Trong đó, 2 cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải và Lạch Huyện đã có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000tấn (DWT) đi thẳng bờ Tây nước Mỹ, Canada và châu Âu,…

"Năm 2020, Bộ GTVT hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình giao thông trọng điểm và triển khai thi công 19 công trình dự án mới. Đối với dự án hạ tầng giao thông trọng điểm là cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT đã hoàn thiện thủ tục và triển khai khởi công 3 dự án thành phần được chuyển sang hình thức đầu tư công gồm: Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây", Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ.

Cùng với đó, Bộ GTVT đã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 2 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP do không lựa chọn được nhà đầu tư (QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu).

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, hiện Bộ GTVT đang tích cực đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của nhà đầu tư đối với 3 dự án thành phần có nhà đầu tư đáp ứng (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo), dự kiến hoàn thành và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12/2020.

 “Để tháo gỡ những khó khăn tại các dự án giao thông, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế đối với dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Tiến hành động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ; Tập trung triển khai để đưa vào khai thác một số hạ tầng giao thông quan trọng như: Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long; Dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất, hạ cánh, đường lăn cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài,...”, ông Thọ cho biết.

Gỡ thể chế là “điểm nghẽn” đầu tư để tiếp tục hút vốn PPP

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá, bên cạnh việc đầu tư các công trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020, nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã được xây dựng kết nối giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.

Bộ GTVT sẽ lắng nghe, tiếp thu và tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế để tiếp tục hút vốn đầu tư PPP giao thông.

Bộ GTVT sẽ lắng nghe, tiếp thu và tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế để tiếp tục hút vốn đầu tư PPP giao thông.

Dù bộ mặt hạ tầng giao thông có nhiều điểm sáng, tuy nhiên nguồn ngân sách bố trí đầu tư còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách còn khó khăn do các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính hiệu quả về mặt tài chính thấp, thiếu những chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng, đặc biệt là chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế.

Người đứng đầu ngành GTVT khẳng định, để có thể bứt phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là với các dự án đường bộ cao tốc, ngoài các nguồn vốn từ ngân sách, ODA, không thể không thu hút vốn PPP. Do đó, phải tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

"Cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách trong việc thu hút vốn, mà trước hết là tháo gỡ vướng mắc của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 bằng các văn bản, nghị định hướng dẫn", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhìn nhận.

Năm 2021, Bộ GTVT sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng.

Năm 2021, Bộ GTVT sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng.

Để tạo được “đột phá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, lãnh đạo Bộ GTVT sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe tất cả ý kiến phản hồi của người dân, doanh nghiệp và từ thực tiễn, triển khai các dự án BOT, đồng thời tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc về thể chế, thực sự tạo đột phá nhằm thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Năm 2021 là năm của các “đại dự án” giao thông

“Năm 2021, Bộ GTVT sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, các dự án đường bộ, đường sắt quan trọng, cấp bách; các dự án ODA chuyển tiếp; đẩy nhanh thủ tục triển khai các dự án ODA mới bổ sung, các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Nhà nước, các dự án sử dụng vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 – 2020”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ngành GTVT cũng sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP Hà Nội và TP HCM; triển khai các dự án: CHK Quốc tế Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2; tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng giai đoạn 2 CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Chính phủ giao, trong 10 năm tới sẽ phát triển thêm 3.000km đường bộ cao tốc để đến năm 2030, nước ta có được 5.000km đường cao tốc.

Để tiến độ và chất lượng các dự án đảm bảo tốt nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và xác định đường găng của dự án.

Ngay những ngày đầu của năm 2021, lãnh đạo Bộ GTVT và các Cục, Tổng cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại phát sinh khác.

Bộ GTVT sẽ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Bộ GTVT sẽ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

“Các chủ đầu tư phải quyết liệt, sát sao với công trường để chỉ đạo các tư vấn thiết kế, giám sát; Trong công tác lựa chọn nhà thầu, hết sức chú ý năng lực nhà thầu trong quá trình đấu thầu, loại ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém, sau khi ký hợp đồng tiếp tục giám sát chặt chẽ để năng lực thi công trên công trường luôn đảm bảo. Tiếp tục rà soát và xây dựng bổ sung các quy định về công tác nghiệm thu các hạng mục và công trình thi công; tăng cường trách nhiệm của đơn vị tư vấn kiểm định và các tổ chức liên quan tới chất lượng công trình”, người đứng đầu Bộ GTVT yêu cầu.

Với dự án CHK Quốc tế Long Thành, đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển GTVT hàng không của đất nước.

“Chúng tôi định hướng Long Thành sẽ là CHK trung chuyển của khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì vậy, dự án được người dân cả nước đặc biệt quan tâm, mong chờ ngày khởi công xây dựng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Bộ GTVT cho biết, dự án CHK Quốc tế Long Thành, đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển GTVT hàng không của đất nước.

Bộ GTVT cho biết, dự án CHK Quốc tế Long Thành, đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển GTVT hàng không của đất nước.

Do đó, để thực hiện dự án đúng tiến độ, chất lượng, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo và hỗ trợ ACV rà soát, rút ngắn tối đa thời gian dự kiến thực hiện các công việc nội bộ như xây dựng hồ sơ, tài liệu, thẩm định, phê duyệt và bàn giao mặt bằng dự án.

Tiếp theo đó, trong thời gian thực hiện dự án sẽ theo dõi sát sao, thường xuyên kiểm tra để chỉ đạo và hỗ trợ ACV quản lý tốt dự án, bám sát tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Mục tiêu có 5.000km đường cao tốc vào năm 2030

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT trong 5 năm tới là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

“Đến năm 2025 dự kiến hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông để cả nước có khoảng 3.858 km đường cao tốc, hoàn thành giai đoạn 1 của Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng…”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.

Bộ GTVT cho biết, trong 10 năm tới sẽ phát triển thêm 3.000km đường bộ cao tốc để đến năm 2030, nước ta có được 5.000km đường cao tốc. Ảnh Zing.vn.

Bộ GTVT cho biết, trong 10 năm tới sẽ phát triển thêm 3.000km đường bộ cao tốc để đến năm 2030, nước ta có được 5.000km đường cao tốc. Ảnh Zing.vn.

Để triển khai thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ năm 2021 và các năm tiếp theo, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ.

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng bậc nhất của Bộ GTVT là phải hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến ngành GTVT, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư BOT, PPP giao thông, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT.

Liên quan đến mạng đường bộ cao tốc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Chính phủ giao, trong 10 năm tới sẽ phát triển thêm 3.000km đường bộ cao tốc để đến năm 2030, nước ta có được 5.000km đường cao tốc như chỉ đạo của Chính phủ.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ là điểm sáng của vùng đất

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ là điểm sáng của vùng đất "chín rồng" Đồng Bằng Sông Cứu Long. Ảnh Zing.vn.

Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ năm 2021, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban QLDA phải tập trung triển khai đảm bảo tiến độ 11 dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Người dứng đầu ngành GTVT cho biết, khác so với các dự án BOT giai đoạn trước đây, các dự án cao tốc Bắc-Nam đã được áp dụng nhiều cơ chế đặc thù nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng như triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng bằng vốn Nhà nước, đến nay đạt khoảng 92% khối lượng; hiệu quả tài chính được cải thiện rõ rệt do có sự tham gia vốn Nhà nước trung bình chiếm 51% tổng vốn đầu tư (khoảng 19.987/39.426 tỷ đồng của 5 dự án).

“Công tác triển khai các dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông theo hình thức PPP đã được triển khai một cách bài bản, kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định pháp luật, thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Bộ GTVT triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể một lần nữa khẳng định, sẽ lựa chọn nhà thầu tốt nhất để làm dự án cao tốc Bắc-Nam, đảm bảo đại dự án này sẽ là công trình mẫu mực và là cú hích mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, đảm bảo mục tiêu thúc đẩy kinh tế-xã hội, giảm tai nạn giao thông./.

Điểm sáng ngành hàng hải năn 2020

Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2020, dù các ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, song, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng, ước đạt hơn 689 triệu tấn (tăng 4% so với năm 2019). Riêng khối lượng hàng container tăng tới 13%.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang.

Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam ước đạt 2,6 triệu Teus, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời,...

Về hành khách thông qua cảng biển, do tình hình dịch bệnh nên số lượng hành khách thông qua cảng biển trong năm 2020 chỉ ước đạt 5,87 triệu hành khách, giảm 22% so với năm 2019.

Thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải đảm bảo đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi. Nghiên cứu và xây dựng quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng logistics...


Phi Long/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/nam-2021-cao-toc-bac-nam-va-bai-toan-thu-hut-von-ppp-cua-nganh-gtvt-827653.vov

  • Từ khóa