Phát huy vai trò quản lý, chỉ đạo và điều hành công tác nhà trường quân đội

Thứ 3, 13.10.2020 | 11:22:44
581 lượt xem

Cùng với sự phát triển của hệ thống nhà trường quân đội, trước yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội, để giúp Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng (BQP) quản lý, chỉ đạo và điều hành công tác nhà trường quân đội, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật của lực lượng vũ trang, ngày 14-10-1955, BQP ra Quyết định số 172/QĐ-QP về việc thành lập Ban chỉ đạo nhà trường (tổ chức tiền

Chặng đường 65 năm (14-10-1955 / 14-10-2020) xây dựng và phát triển của CNT gắn liền với sự phát triển và lớn mạnh của Quân đội ta. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, BQP mà trực tiếp là BTTM, hoạt động của CNT đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của quân đội, xây dựng hệ thống nhà trường quân đội ngày càng vững mạnh; phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay; góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Sau kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước tình hình mới, CNT tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược cho Quân ủy Trung ương, BQP, BTTM chỉ đạo công tác nhà trường quân đội; đã chủ động nghiên cứu, tham mưu ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục-đào tạo (GD-ĐT). Những nghị quyết, chỉ thị quan trọng này đã chỉ đạo kiện toàn hệ thống các nhà trường quân đội từ thời chiến chuyển sang thời bình, từ đào tạo ngắn hạn sang đào tạo cơ bản, dài hạn, góp phần “đại học hóa đội ngũ sĩ quan”, đưa đào tạo của quân đội là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia. Năm 2006, CNT đã soạn thảo và tham mưu cho BQP triển khai Đề án “Kiện toàn phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010”, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo quân đội “vừa hồng, vừa chuyên”. Qua các thời kỳ, đội ngũ nhà giáo quân đội có hơn 1.000 Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, gần 1.000 giáo sư, phó giáo sư, hàng nghìn tiến sĩ... Đây chính là tài sản quý báu của quân đội và của đất nước, bảo đảm cho hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Phát huy vai trò quản lý, chỉ đạo và điều hành công tác nhà trường quân đội

Lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu và Cục Nhà trường kiểm tra Phân đội Trinh sát nữ, Tiểu đoàn 5, Trường Cao đẳng Trinh sát (tháng 9-2019). Ảnh: DUY ĐÔNG

Năm 2011, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc, CNT đã tham mưu với Quân ủy Trung ương, BQP ban hành Chiến lược phát triển GD-ĐT trong quân đội giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là Chiến lược). Chiến lược đã cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, xác định mục tiêu, bước đi phù hợp, tạo những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đến năm 2020, sau 10 năm thực hiện Chiến lược, chất lượng GD-ĐT trong quân đội đã có những chuyển biến tích cực, đồng đều trên tất cả các mặt, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức như nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện thể lực toàn diện, rèn luyện bộ đội thích ứng với những điều kiện khó khăn, gian khổ, sát với chiến trường, sát với yêu cầu thực tiễn trong công tác huấn luyện cũng như SSCĐ; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của các nhà trường quân đội; rèn luyện bản lĩnh, tác phong chỉ huy, quản lý huấn luyện bộ đội cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ mô phỏng và xây dựng "nhà trường thông minh" tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư... Đã đào tạo được đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chỉ huy có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân; có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; có kiến thức, năng lực toàn diện, có sức khỏe, độ tuổi phù hợp; bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; bảo đảm sự chuyển tiếp vững chắc giữa các thế hệ. Góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong quá trình thực hiện Chiến lược, CNT luôn khẳng định được vai trò của cơ quan tham mưu chiến lược về GD-ĐT trong quân đội, kịp thời đề xuất những giải pháp đáp ứng nhiệm vụ cấp thiết trước mắt và cơ bản lâu dài.

Trải qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ CNT đã luôn luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, góp phần tô thắm thêm truyền thống anh hùng của BTTM “Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng”.

Trong những năm tới, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, đất nước ta cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch, phản động tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta về mọi mặt. Sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc tiếp tục có những bước phát triển mới. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động sâu sắc, toàn diện đến phát triển khoa học công nghệ, nghệ thuật quân sự Việt Nam và yêu cầu nhiệm vụ của quân đội. Tình hình trên đặt ra yêu cầu rất cao về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GD-ĐT và xây dựng, phát triển hệ thống nhà trường quân đội cũng như nhiệm vụ của CNT. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống 65 năm anh hùng, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược về GD-ĐT trong quân đội, CNT xác định thực hiện tốt các nhiệm vụ chính.

Phát huy vai trò quản lý, chỉ đạo và điều hành công tác nhà trường quân đội

Giảng viên Khoa Hàng không vũ trụ (Học viện Kỹ thuật quân sự) hướng dẫn học viên thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Robot đặc biệt và Cơ điện tử. Ảnh: DUY ĐÔNG.

Trước hết, tập trung quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự Việt Nam và các chỉ thị, quyết định của BQP về công tác GD-ĐT; thực hiện Kết luận số 51 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW; triển khai các kết luận của Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển GD-ĐT trong quân đội giai đoạn 2011-2020. Đề xuất báo cáo BTTM, BQP xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển GD-ĐT trong quân đội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Đề án đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới; Đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong quân đội giai đoạn 2020-2030". Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 4-4-2018 về việc tăng cường tổng kết thực tiễn công tác huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu gắn với công tác GD-ĐT của các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Chỉ thị số 102/CT-BQP ngày 5-9-2018 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy và báo cáo kinh nghiệm thực tế; Kế hoạch hành động của hệ thống nhà trường quân đội trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống nhà trường quân đội tinh, gọn, hoạt động hiệu quả gắn với đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo theo hướng khoa học, chuẩn hóa, phù hợp với từng đối tượng, tổ chức biên chế trang bị và nhiệm vụ, thực tiễn công tác huấn luyện và SSCĐ ở đơn vị. Nghiên cứu triển khai đào tạo một số chuyên ngành mũi nhọn, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của nghệ thuật quân sự trong tình hình mới. Kịp thời nắm bắt những vấn đề mới như giáo dục thông minh, chuyển đổi số để triển khai, áp dụng trong hệ thống nhà trường quân đội. Đồng thời tăng cường quản lý rèn luyện kỷ luật, xây dựng các nhà trường chính quy, vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu.

Tiếp tục tham mưu, đề nghị BQP đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo hiện đại phục vụ cho dạy, học và quản lý đào tạo; xây dựng các học viện, trường theo mô hình “nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”. Tập trung tạo bước chuyển biến, đột phá về nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng chính quy để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

Trong 65 năm qua, CNT đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 4-2018); 1 Huân chương Chiến công hạng Ba (2005); 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (2015, 2020), 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2010, 2018); được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Issara, Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Angkor cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trung tướng, GS, TS TRẦN HỮU PHÚC - Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu

Theo qdnd

https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/phat-huy-vai-tro-quan-ly-chi-dao-va-dieu-hanh-cong-tac-nha-truong-quan-doi-640643

  • Từ khóa