Đức cảnh báo có thể kéo dài hạn chế ngăn Covid-19 từ 4-5 tháng, trong khi Hy Lạp công bố lệnh cấm tụ tập mới do đại dịch nghiêm trọng.
Thế giới ghi nhận thêm 6.618 ca tử vong do Covid-19 hôm 15/11, nâng số người chết vì đại dịch lên 1.323.878. Tổng số ca nhiễm hiện là 54.789.202, tăng 491.100 ca, trong khi 38.112.534 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 11.355.161 ca nhiễm và 251.812 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 127.031 và 559. California và Texas đã trở thành hai bang đầu tiên ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm tại Mỹ. Giới chức cũng đang lo ngại về nguy cơ lan rộng của cụm dịch mới tại Nhà Trắng khi hàng chục nhân viên Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump được cho là đã nhiễm nCoV.
Moncef Slaoui, đồng lãnh đạo chiến dịch nghiên cứu vaccine thần tốc chính phủ Mỹ, hôm 13/11 thông báo khoảng 20 triệu người có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng sau.
Tuy nhiên, khi ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Mỹ vẫn tăng cao, Reuters đã đưa ra một phân tích cho thấy nước này có thể ghi nhận thêm 13 triệu ca nhiễm nCoV cho tới khi tân tổng thống nhậm chức vào ngày 20/1 năm tới.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 29.035 ca nhiễm và 408 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.843.937 và 130.082.
Thủ đô New Delhi cuối ngày 12/11 ghi nhận ca nhiễm mới hàng ngày cao kỷ lục với hơn 7.000 trường hợp chỉ trong 24 giờ. Trong khi các khu vực khác ở Ấn Độ đã giảm ca nhiễm mới đáng kể từ đỉnh dịch giữa tháng 9, thủ đô 20 triệu dân đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Nhiều bệnh viện tại New Delhi hiện rơi vào tình trạng quá tải.
Một người phụ nữ chạy ngang các sĩ quan cảnh sát ở Marseille, Pháp, hôm 31/10. Ảnh: AFP.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 125 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 165.798. Số người nhiễm nCoV tăng 14.134 ca trong 24 giờ qua, lên 5.863.093.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Pháp báo cáo 1.981.827 ca nhiễm và 44.548 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 27.228 ca nhiễm và 302 ca tử vong. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Pháp hôm 14/11, số ca nhiễm mới và ca nhập viện vì Covid-19 ở nước này đã giảm mạnh trong tuần qua.
Cảnh sát Paris hôm 14/11 thông báo đang điều tra một bữa tiệc bất hợp pháp diễn ra tại Joinville-Le-Pont, gần thủ đô, có tới 400 người tham dự bất chấp các lệnh cấm nhằm ngăn Covid-19. Cảnh sát nói thêm họ đã phát hiện ít nhất một người có mặt tại buổi tiệc nhiễm nCoV và kêu gọi những người khác tham dự nhanh chóng làm xét nghiệm.
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa dân số đã vi phạm các quy định phong tỏa một phần hiện tại. 60% người dân vi phạm các quy tắc ít nhất một lần, bằng cách đưa ra một lý do sai để
Anh báo cáo thêm 24.962 ca nhiễm và 168 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.369.318 và 51.934.
Anh hôm 31/10 tái áp đặt phong tỏa toàn quốc Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Đức ghi nhận 14.045 ca nhiễm mới và 43 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 802.944 và 12.692. Từ ngày 2/11 đến 30/11, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier hôm 14/11 cho biết nước này có thể kéo dài các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 trong 4-5 tháng nữa. Tuyên bố của ông Altmaier được đưa ra trước cuộc họp ngày 16/11 của chính phủ Đức về việc có nên gia hạn các biện pháp hạn chế hay không.
Lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Đức khi khoảng 600 người thuộc phong trào Querdenker, tổ chức phản đối những biện pháp kiểm soát đại dịch của chính phủ, đã xuống đường biểu tình hôm 14/11 tại thành phố Frankfurt.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 751.024 ca nhiễm và 20.241 ca tử vong, tăng lần lượt 1.842 và 35 ca.
Nam Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 41.493 người chết, tăng 459, trong tổng số 762.068 ca nhiễm, tăng 12.543. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Bộ Y tế Iran hôm 15/11 cho biết giới chức nước này đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế mới ngăn Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 21/11 sau khi ca nhiễm nCoV hàng ngày liên tục tăng cao.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 467.113 ca nhiễm, tăng 4.106 so với hôm trước, trong đó người chết là 15.211, tăng 63 ca. Tổng thống Indonesia Widodo hôm 13/11 cho biết nước này đã xin cấp phép khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng loạt để đối phó đại dịch.
Philippines báo cáo 407.838 ca nhiễm và 7.832 ca tử vong, tăng lần lượt 1.530 và 41 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Quá trình chống Covid-19 tại nước này đang gặp thêm khó khăn do bão lớn khiến người dân phải đi sơ tán tại các địa điểm đông người và thiếu biện pháp an toàn ngăn virus lây lan.
Tuần này, thế giới đã đón nhận những thông tin tích cực về vaccine Covid-19, song một chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo thông tin sai lệch và sự mất niềm tin của công chúng có thể khiến vaccine trở nên "vô dụng".
Ngọc Ánh/Vnexpress.net
https://vnexpress.net/chau-au-canh-bao-keo-dai-phong-toa-ngan-covid-19-4192173.html