Những phát ngôn ấn tượng khi Quốc hội bàn về kinh tế - xã hội

Thứ 6, 06.11.2020 | 16:42:15
663 lượt xem

“10 năm tới đất nước không cất cánh thì khát vọng mãi là khát vọng”, “Cha đi vay tiền nhưng con bị lập bàn thờ đưa lên mạng”... là những phát ngôn ấn tượng tại các phiên thảo luận về KT-XH trên diễn đàn Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết điều này khi nói về chính sách ứng phó với dịch Covid-19 tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2021, sáng 2/11. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, mặc dù rất khát khao làm giàu nhưng chúng ta không thể đón khách du lịch quốc tế, không thể đánh đổi vì kinh tế, chủ quan lơ là với Coivid-19; Phát triển kinh tế nhưng không bỏ qua việc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết điều này khi nói về chính sách ứng phó với dịch Covid-19 tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2021, sáng 2/11. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, mặc dù rất khát khao làm giàu nhưng chúng ta không thể đón khách du lịch quốc tế, không thể đánh đổi vì kinh tế, chủ quan lơ là với Coivid-19; Phát triển kinh tế nhưng không bỏ qua việc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đại biểu Quốc hội cho rằng, trước tình hình còn nhiều khó khăn thì đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chậm hơn, không nhất thiết đề ra chỉ tiêu cao sau đó điều chỉnh liên tục. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bên cạnh thách thức có cơ hội, và nếu tận dụng được thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 là có cơ sở. Hơn nữa, mức tăng trưởng năm 2020 dự kiến thấp (2 - 3%) là căn cứ xây dựng tăng trưởng năm 2021 cao hơn bình thường. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng 2021 tăng 6% cũng tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2021 - 2025.

Đại biểu Quốc hội cho rằng, trước tình hình còn nhiều khó khăn thì đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chậm hơn, không nhất thiết đề ra chỉ tiêu cao sau đó điều chỉnh liên tục. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bên cạnh thách thức có cơ hội, và nếu tận dụng được thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 là có cơ sở. Hơn nữa, mức tăng trưởng năm 2020 dự kiến thấp (2 - 3%) là căn cứ xây dựng tăng trưởng năm 2021 cao hơn bình thường. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng 2021 tăng 6% cũng tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2021 - 2025.

Về vấn đề đổi mới SGK Lớp 1 theo chương trình mới, những sai sót ở bộ sách giáo khoa Cánh Diều, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) nói: “Nếu chấp nhận một bộ sách đầy những mảng chắp vá được phát hành thì đó là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại và cần làm rõ trách nhiệm từng khâu, từng bộ phận chứ không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm”.

Về vấn đề đổi mới SGK Lớp 1 theo chương trình mới, những sai sót ở bộ sách giáo khoa Cánh Diều, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) nói: “Nếu chấp nhận một bộ sách đầy những mảng chắp vá được phát hành thì đó là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại và cần làm rõ trách nhiệm từng khâu, từng bộ phận chứ không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn thông tin khi phát biểu về tình trạng tín dụng đen, cho vay qua app (ứng dụng) điện thoại trong phiên thảo luận trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng 3/11. Cho rằng đây là vấn đề đang gây bức xúc xã hội và gây ra nhiều hệ lụy cho nhiều gia đình cần các cơ quan chức năng phải có các biện pháp xử lý, nữ đại biểu dẫn chứng “có những trường hợp cha đi vay tiền nhưng con thì bị lập bàn thờ, đưa lên mạng xã hội”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn thông tin khi phát biểu về tình trạng tín dụng đen, cho vay qua app (ứng dụng) điện thoại trong phiên thảo luận trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng 3/11. Cho rằng đây là vấn đề đang gây bức xúc xã hội và gây ra nhiều hệ lụy cho nhiều gia đình cần các cơ quan chức năng phải có các biện pháp xử lý, nữ đại biểu dẫn chứng “có những trường hợp cha đi vay tiền nhưng con thì bị lập bàn thờ, đưa lên mạng xã hội”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) trong phiên thảo luận về KT-XH ngày 4/11 bày tỏ mong mỏi sớm đưa đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào hoạt động, xoá bỏ hình ảnh mãi là con đường bê tông lơ lửng trên đầu người dân. Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng nói “rút ra bài học sâu sắc từ đường sắt đô thị”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) trong phiên thảo luận về KT-XH ngày 4/11 bày tỏ mong mỏi sớm đưa đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào hoạt động, xoá bỏ hình ảnh mãi là con đường bê tông lơ lửng trên đầu người dân. Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng nói “rút ra bài học sâu sắc từ đường sắt đô thị”.

Liên quan đến các dự án điện năng lượng mặt trời, phát biểu trên Hội trường ngày 5/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp mong rằng phương án được đưa ra chứ không trông chờ chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng. Bà mong phương án xử lý được đưa ra vì hiện cán bộ và nhân dân ở địa phương có pin năng lượng mặt trời lo lắng và cá nhân bà cũng vậy vì pin năng lượng mặt trời tràn lan.

Liên quan đến các dự án điện năng lượng mặt trời, phát biểu trên Hội trường ngày 5/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp mong rằng phương án được đưa ra chứ không trông chờ chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng. Bà mong phương án xử lý được đưa ra vì hiện cán bộ và nhân dân ở địa phương có pin năng lượng mặt trời lo lắng và cá nhân bà cũng vậy vì pin năng lượng mặt trời tràn lan.

Giải trình về thu, chi ngân sách, nợ công năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán thu đầu năm được xây dựng trên tinh thần quyết tâm cao, mục tiêu hoàn thành vượt mức, trên cơ sở tăng trưởng GDP khoảng 6,8%. Tuy nhiên, bước vào năm 2020, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và diễn biến bất thường của thiên tai cũng tác động lớn tới kinh tế xã hội. Ước tính 10 tháng số thu chỉ đạt 75,2% dự toán, giảm 10,3% cùng kỳ và là mức thấp nhất 10 năm gần đây.

Giải trình về thu, chi ngân sách, nợ công năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dự toán thu đầu năm được xây dựng trên tinh thần quyết tâm cao, mục tiêu hoàn thành vượt mức, trên cơ sở tăng trưởng GDP khoảng 6,8%. Tuy nhiên, bước vào năm 2020, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và diễn biến bất thường của thiên tai cũng tác động lớn tới kinh tế xã hội. Ước tính 10 tháng số thu chỉ đạt 75,2% dự toán, giảm 10,3% cùng kỳ và là mức thấp nhất 10 năm gần đây.

Giải trình về thiên tai ở miền Trung tại phiên thảo luận ngày 5/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng cần có đánh giá độc lập của cơ quan khoa học,

Giải trình về thiên tai ở miền Trung tại phiên thảo luận ngày 5/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng cần có đánh giá độc lập của cơ quan khoa học, "lúc này đưa ra kết luận còn quá sớm". Ông nói thêm, các điểm xảy ra sạt lở ở miền Trung vừa qua là "tổ hợp của nhiều loại hình thiên tai", như 4 cơn bão liên tiếp, lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử

Tham gia tranh luận về chủ đề lợi ích và tác hại của thủy điện nhỏ, đại biểu Lê Thanh Vân – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Pháp luật cho rằng, đợt lũ lụt vừa qua ở miền Trung đặt ra vấn đề phải có quan điểm lịch sử về thủy điện. Ông dẫn chứng, khi xây dựng thủy điện sông Đà, mục tiêu ban đầu là trị thủy rồi mới đến phát điện. Tuy nhiên, mặt trái của thủy điện là một số chủ đầu tư lạm dụng quy trình để trục lợi thông qua phá rừng, lấy gỗ quý. Theo ông, đánh giá cần khách quan, nhiều chiều, cần xét đến cả vai trò tích cực của thủy điện với cộng đồng.

Tham gia tranh luận về chủ đề lợi ích và tác hại của thủy điện nhỏ, đại biểu Lê Thanh Vân – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Pháp luật cho rằng, đợt lũ lụt vừa qua ở miền Trung đặt ra vấn đề phải có quan điểm lịch sử về thủy điện. Ông dẫn chứng, khi xây dựng thủy điện sông Đà, mục tiêu ban đầu là trị thủy rồi mới đến phát điện. Tuy nhiên, mặt trái của thủy điện là một số chủ đầu tư lạm dụng quy trình để trục lợi thông qua phá rừng, lấy gỗ quý. Theo ông, đánh giá cần khách quan, nhiều chiều, cần xét đến cả vai trò tích cực của thủy điện với cộng đồng.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) nhấn mạnh điều này khi đề cập Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tới (2021-2025) có tầm quan trọng đặc biệt. “Nếu hình dung chúng ta chuẩn bị cho một chặng bay mới  thì 10 năm tới đất nước phải cất cánh và đạt bình độ cần có. Nếu cứ loay hoay không cất cánh được, hay cất cánh mà không đủ tốc độ và cao độ dẫn đến sau 10 năm sẽ không đạt bình độ cần thiết thì khi đó khát vọng vẫn mãi là khát vọng mà thôi” – ông nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) nhấn mạnh điều này khi đề cập Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tới (2021-2025) có tầm quan trọng đặc biệt. “Nếu hình dung chúng ta chuẩn bị cho một chặng bay mới  thì 10 năm tới đất nước phải cất cánh và đạt bình độ cần có. Nếu cứ loay hoay không cất cánh được, hay cất cánh mà không đủ tốc độ và cao độ dẫn đến sau 10 năm sẽ không đạt bình độ cần thiết thì khi đó khát vọng vẫn mãi là khát vọng mà thôi” – ông nói.

Ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay còn nhiều bất cập. Khi có lũ lớn thì quyền kiểm soát vận hành được chuyển giao từ chủ đập sang nhà chức trách. Nhưng tại sao vẫn có chuyện xả lũ đúng quy trình mà người dân hạ du bị bất ngờ, thiệt hại về sản xuất và tài sản. Theo đại biểu, hồ thủy điện xả lũ ảnh hưởng người dân đến đâu thì phải giải quyết, đền bù đến đó.

Ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay còn nhiều bất cập. Khi có lũ lớn thì quyền kiểm soát vận hành được chuyển giao từ chủ đập sang nhà chức trách. Nhưng tại sao vẫn có chuyện xả lũ đúng quy trình mà người dân hạ du bị bất ngờ, thiệt hại về sản xuất và tài sản. Theo đại biểu, hồ thủy điện xả lũ ảnh hưởng người dân đến đâu thì phải giải quyết, đền bù đến đó.

"Trở về từ miền Trung tuần qua, tôi càng thấy thấu hiểu tình cảm của cả nước với khúc ruột yêu thương này. Nhưng thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S, nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép đại dự án khởi công ngay ở lõi rừng", ông Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ khi phát biểu trên Hội trường và đề nghị phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ và thay đổi cách làm./.


Hiếu Minh – Hoài Lam- Quang Huy/VOV.VN

https://vov.vn/multimedia/video/nhung-phat-ngon-an-tuong-khi-quoc-hoi-ban-ve-kinh-te-xa-hoi-815533.vov

  • Từ khóa