Không chỉ gây ra các vấn đề hô hấp, Covid-19 còn gây bất thường trong quá trình đông máu. Người từng bị Covid-19 dù nặng hay nhẹ đều có có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch, làm tăng nguy cơ đột quy, tử vong.
Hậu Covid, đừng lơ là trước sự dấu hiệu tiềm ẩn cục máu đông.
Kết quả này đã được công bố trên tạp chí Y học Anh (The BMJ) vào tháng 4/2022. Các nhà khoa học đã thực hiện so sánh hơn một triệu người Thụy Điển mắc Covid-19 và nhóm đối chứng hơn 4 triệu người âm tính với SARS-CoV-2 Covid-19, từ ngày 1/2/2020 đến ngày 25/5/2021.
Khỏi Covid-19 nhưng có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo
Nghiên cứu chỉ ra, nhiễm Covid-19 làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân (DVT) trong 3 tháng; thuyên tắc phổi (PE) trong 6 tháng sau đó. Trong đó, nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân (DVT) cao gấp 5 lần; nguy cơ thuyên tắc phổi (PE) cao gấp 33 lần so với nhóm đối chứng không bị nhiễm.
Những bệnh nhân nặng; người có kèm các bệnh lý nền; bị nhiễm trong đợt đầu tiên khi chưa được tiêm vaccine có nguy cơ bị đông máu hậu Covid-19 cao nhất. Những người bị Covid-19 nhẹ cũng có nguy cơ DVT gấp 3 lần và nguy cơ PE gấp 7 lần.
Nguy cơ đông máu dễ gặp hơn ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng và những người có kèm các bệnh lý nền.
Theo TS. BS Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, với tỷ lệ bị huyết khối cao hậu Covid-19, người bệnh sẽ đối diện với rất nhiều nguy hiểm đột quỵ, suy tim, suy hô hấp cấp, suy thận cấp; tắc động mạch chi dưới gây hoại tử … Di chứng hậu Covid-19 thật sự nghiêm trọng nên mọi người vẫn nên tuân thủ 5K, tiêm vaccine để tránh biến chứng nặng.
Nhận biết các dấu hiệu nguy cơ để phòng đông máu hiệu quả
Các nhà khoa học của Đại học Utah Health (Mỹ) phát hiện ra các protein gây viêm được tạo ra khi nhiễm Covid-19 đã làm thay đổi chức năng tiểu cầu, khiến chúng "tăng động" và kết tụ nhanh hơn nên dễ hình thành cục máu đông. Người bị tiểu đường, béo phì, huyết áp cao nguy cơ đông máu càng cao.
Do đó, với người từng là F0, nhất là người có bệnh lý nền thì cần theo dõi sức khỏe cẩn thận. Khi có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ xuất hiện cục máu đông như mặt sệ xuống, yếu một tay hoặc chân, khó nói, sưng, đau, đau hoặc đổi màu ở tay hoặc chân, khó thở đột ngột, đau ngực hoặc đau lan đến cổ, cánh tay… cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Cần theo dõi và nắm rõ triệu chứng của DVT như sưng tấy, đau, vùng da ấm, đỏ (đặc biệt là ở phía sau bắp chân…; các triệu chứng của PE gồm: Hụt hơi, đau tức ngực, khó thở... Đây đều là những tình huống cấp cứu nên cần được điều trị và chăm sóc kịp thời.
NattoEnzym Red Rice hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và giảm mỡ máu.
Theo TS. BS Vũ Trí Thanh, người từng bị F0 nên vận động thường xuyên để máu được lưu thông, không ngồi lâu một chỗ. Lúc ngủ có thể kê cao chân. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ để cung cấp đủ nước giúp máu không bị khô.
Ngoài ra, có thể sử dụng sản phẩm dự phòng chống đông máu, góp phần làm tan cục máu đông hậu Covid-19. Hiện những sản phẩm phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông với nguyên liệu nattokinase và men gạo đỏ được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Trường Thịnh/dantri.com.vn