Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến chỉ có tác dụng tạm thời, nên bệnh sẽ quay trở lại sau khi ngừng chữa trị.
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh bạch biến chỉ có tác dụng tạm thời, nên bệnh sẽ quay trở lại sau khi ngừng chữa trị.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và thử nghiệm thành công liệu pháp kháng thể mới trong phòng thí nghiệm, mang lại hy vọng chữa khỏi căn bệnh này.
Phát hiện da có “trí nhớ” và khởi đầu của liệu pháp mới
Bạch biến là bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư hại khiến làn da mất đi sắc tố melamin và biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả những vùng có lông, tóc. Hiện nay, người bệnh bạch biến có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp nhằm khôi phục màu da tại các mảng trắng trên da như sử dụng thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh sáng, bôi corticoid làm tăng cường miễn dịch, phẫu thuật da, cố gắng sống thoải mái, không bị căng thẳng... Việc điều trị kéo dài từ một đến hai năm tùy thuộc vào vị trí và độ rộng của bệnh. Tuy nhiên, thường chỉ khoảng một năm sau khi ngừng điều trị, trong hầu hết các trường hợp, các mảng trắng đều xuất hiện trở lại và ngay tại vị trí đã từng mắc bệnh trước đây. Hiện tượng này khiến các nhà khoa học Mỹ đặt ra câu hỏi: Tại sau những mảng trắng đã mất đi lại xuất hiện trở lại vào đúng vị trí cũ?
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong da có “bộ nhớ” ghi lại vị trí khi các đốm trắng xuất hiện lần đầu tiên và đó như một điểm đã được đánh dấu để chúng trở lại khi ngừng điều trị. Từ đó, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Massachusetts do TS. BS. John Harris, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh Bạch biến dẫn đầu và 3 phòng thí nghiệm khác làm việc độc lập do Liv Eidsmo, Mary Jo Turk và Julien Seneschal dẫn đầu đã tìm kiếm nguồn gốc của bộ nhớ này trong da.
Theo đó, 3 phòng thí nghiệm đầu tiên tìm thấy tế bào trong da bạch biến của chuột hoặc người giống như các tế bào bộ nhớ bảo vệ da không bị nhiễm virut lần thứ hai. Điều này cho thấy cơ thể đang chống lại sự thâm nhập của virut, giết chết các tế bào sản xuất sắc tố trong da gọi là melanocytes và gây ra bạch biến. Những tế bào này được gọi là “tế bào T trí nhớ tại chỗ”. Vì phản ứng miễn dịch với virut hoạt động theo cách tương tự với đáp ứng miễn dịch gây ra các bệnh tự miễn nên những tế bào này cũng có thể là nguồn gốc của bộ nhớ bệnh còn lại trong da ở người mắc bạch biến. Do đó, các nhà khoa học đã phát triển thành công kỹ thuật mới để ngăn ngừa hoạt động của bộ nhớ trên da, giúp chữa bệnh hiệu quả và triệt để hơn.
Biện pháp mới thành công vang dội trong phòng thí nghiệm
TS.BS. John Harris cho biết họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là phồng rộp da để cô lập da với phần dưới lớp da tại các điểm, mảng trắng trên da của bệnh nhân bạch biến và cô lập các tế bào bộ nhớ gây bệnh để phân tích. Kết quả, các nhà khoa học tìm thấy tế bào bộ nhớ giống như virut và xác định rằng những tế bào này nhắm mục tiêu cụ thể vào các melanocyte, chịu trách nhiệm sản xuất melanin, các sắc tố quyết định màu da của một người. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nếu có thể loại bỏ các tế bào bộ nhớ này khỏi da bằng cách sử dụng phương pháp điều trị mới thì sẽ có hiệu quả lâu dài và có thể vĩnh viễn.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm giả thuyết của mình trên những con chuột được thiết kế đặc biệt để phát triển bệnh bạch biến. Giống như con người, những con chuột cũng có bộ nhớ tế bào T nên các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm “gót chân Achilles” để xem chúng ta có thể đánh bật chúng ra mà không làm hại các tế bào khác, đã phát hiện ra rằng các tế bào bộ nhớ gây bạch biến đòi hỏi một loại protein đặc biệt gọi là “IL-15” để tồn tại nên đã tiêm cho những con chuột mắc bạch biến một kháng thể ngăn chặn protein IL-15 tương tác với các tế bào bộ nhớ. Chỉ sau một vài tuần, phương pháp điều trị này đã xóa sạch các tế bào bộ nhớ từ da chuột, cho phép sắc tố màu nâu quay trở lại theo mô hình giống như ở những bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp điều trị sẵn có hiện nay. Điều quan trọng là chỉ cần hai tuần điều trị kháng thể đã có thể hình thành sắc tố da cho thấy chiến lược này không giống như những phương pháp điều trị hiện có và có thể mang lại lợi ích lâu dài cho bệnh nhân bạch biến.
Thử nghiệm lâm sàng ở người có thể bắt đầu vào mùa hè năm sau
Theo TS. BS. John Harris, trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra tế bào T gây ra bạch cầu ở cả chuột và da người dường như đòi hỏi IL-15 nhiều hơn các loại tế bào T khác - có nghĩa là chúng nhạy cảm hơn với mức protein này. Điều này rất quan trọng vì nó có nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ có chọn lọc các tế bào gây bạch biến mà không làm hại các tế bào miễn dịch quan trọng khác nữa. Ở những con chuột được điều trị, các tế bào gây bạch biến trở nên không thể phát hiện được, nhưng các tế bào T khác chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng vẫn không hề hấn gì và hiện tại, cho thấy rằng liệu pháp kháng thể có thể an toàn hơn cho hệ miễn dịch. Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu đang làm việc với Viện Y tế quốc gia Mỹ để phát triển một thử nghiệm lâm sàng điều trị kháng thể này ở bệnh nhân vì đây có thể là một tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh bạch biến so với các phương pháp điều trị hiện có.