Việc nhiều công ty dừng hoạt động, dừng xuất hàng sang Nga do tình hình chiến sự căng thẳng ở Ukraine có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng mới trong ngành ô tô.
Tập đoàn Volkswagen đã tham gia vào "cuộc di cư" của các công ty khỏi Nga (Ảnh: Automotive News).
Sau các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng từ các quốc gia phương Tây đối với Nga trong những ngày gần đây. Ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cũng đang đưa ra một loạt các trừng phạt nhằm vào Nga để phản đối "chiến dịch quân sự đặc biệt" mà Nga đang thực hiện tại Ukraine.
Cấm vận ô tô sang Nga
Theo hãng tin Reuters, tập đoàn xe hơi Thụy Điển, Volvo đã gia nhập danh sách các thương hiệu đình chỉ vô thời hạn việc giao xe mới cho Nga. Trước đó, hãng Volkswagen và Jaguar Land Rover cũng đưa ra quyết định tương tự.
Volvo biện minh cho quyết định đưa ra rằng: " Xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thương mại hàng hóa với Nga, quốc gia gần đây đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ". Quyết định này cũng gây hậu quả không nhỏ đến các mẫu xe của hãng này.
Bên cạnh đó, tập đoàn Jaguar Land Rover và General Motors cũng đã tạm ngừng giao xe mới cho thị trường Nga. Trong khi, Volkswagen và Daimler Truck đưa ra thông báo "đóng băng" quan hệ với công ty Kamaz của Nga.
Mẫu xe Volvo C40 được sản xuất tại Ghent (Bỉ) cũng nằm trong diện ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine (Ảnh: Automotive News).
Việc ngừng cung cấp các mẫu xe ô tô là một đòn giáng nặng nề đối với thị trường Nga vốn đã rơi vào khủng hoảng trong những năm gần đây.
Cụ thể, doanh số xe mới tại Nga đã đình trệ kể từ năm 2015, dao động ở mức 1,4-1,8 triệu xe. Với gần một nửa số mẫu xe được đăng ký trong năm 2021 đến từ thương hiệu Hyundai và Kia, cũng đã thông báo ngừng hoạt động nhà máy ở Saint-Petersburg (Nga).
Tập đoàn Ford Motor cho biết, sẽ ngay lập tức tạm ngừng hoạt động tại Nga cho đến khi có thông báo mới. Honda Motor cũng đã ngừng xuất khẩu xe máy sang Nga và quyết định không kinh doanh tại nước này.
Tình hình đối với những người lái xe ở Nga càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự sụp đổ của đồng nội tệ nước này, khiến giá cò mồi tăng chóng mặt, cùng với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Bên cạnh việc làm Nga bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, hậu quả cũng sẽ đến với thị trường ô tô châu Âu, do nhiều linh kiện thiết yếu trên các mẫu xe hơi được nhập khẩu từ Nga và Ukraine.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô bị gián đoạn
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây ra sự gián đoạn tại một số nhà máy lắp ráp ô tô trên thế giới, khiến các công ty phải tạm ngừng các chuyến hàng đến Nga. Theo đó, việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đang bắt đầu tạo ra những gợn sóng đứt chuỗi cung ứng vật liệu, linh kiện trong sản xuất ô tô.
Cụ thể, các nhà sản xuất như Volkswagen, BMW và Porsche đang phải vật lộn để có được dây đai quan trọng trên ô tô khi các nhà máy cung cấp ở miền tây Ukraine đã buộc phải đóng cửa.
Cuộc xung đột khiến nhiều nhà máy lắp ráp ô tô rơi vào tình trạng thiếu linh kiện, kéo dài thời gian giao xe tới khách hàng (Ảnh: Motor1).
Hay các mẫu ô tô điện của tập đoàn Volkswagen cần một số phụ tùng thay thế do các nhà cung cấp từ Ukraine sản xuất. Chiến dịch "quân sự đặc biệt" mà Nga đang thực hiện tại Ukraine đã khiến việc sản xuất các mẫu xe điện như Volkswagen ID.3 và Audi Q4 e-tron đã bị đình trệ, kéo theo những ảnh hưởng về thời gian giao xe tới khách hàng.
Trong khi đó, đối tác xe hơi hàng đầu của Nga là Toyota cũng phải ngừng sản xuất tại nhà máy ở Nga và ngừng nhập khẩu xe vào nước này vô thời hạn do gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Đức VDA cho biết, bụi phóng xạ đã làm gián đoạn các tuyến đường vận tải cũng như các giao dịch tài chính và nó đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một loạt các nguyên liệu thô.
Bụi phóng xạ do xung đột quân sự gây ảnh hưởng lớn tới ngành vận tải (Ảnh: RFA).
Theo đó, tác động từ cuộc xung đột gây ảnh hưởng đối với vận tải biển, đường sắt và đường hàng không đã làm gia tăng các vấn đề trong chuỗi cung ứng vào thời điểm mà mức tồn kho đã ở mức thấp. Mercedes-Benz dự kiến sẽ giảm sản lượng tại một số nhà máy ở châu Âu do nguồn cung các bộ phận được sản xuất tại Ukraine thiếu hụt.
Tạp chí Spiegel chỉ ra rằng, các thành phần bị thiếu hụt có thể gây ra "những hậu quả tiêu cực có thể còn lớn hơn hậu quả của đại dịch".
Theo dantri.com.vn